ĐIỀU TRỊ MỤN BẰNG CÔNG NGHỆ LASER IPL

IPL là từ viết tắc của cụm từ Intense Pulsed Light hay còn được gọi là “máy ánh sáng xung nhiệt”. Đây là thiết bị này sử dụng xung động ánh sáng với bước sóng phù hợp để giúp điều trị một số bệnh về da: điều trị mụn, cải thiện các vấn đề liên quan đến sắc tố da, mao mạch và làm trẻ hóa da,…

Mụn là gì? 

Mụn là một hiện tượng được tạo nên do sự rối loạn của hormone và tuyến nhờn dưới da, được biểu hiện dưới dạng những khối u nhỏ trồi lên trên bề mặt da gây sưng tấy, đau rát.

Mụn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như.

  • Khuôn mặt.
  • Vùng bên dưới cổ hoặc cằm.
  • Vùng ngực, lưng, vai.
  • Vùng mông, vùng kín,…

Cách nhận dạng các loại mụn

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá
Mụn trứng cá

Do các tế bào chết và chất nhờn tích tụ ở lỗ chân lông gây ra tình trạng tắc nghẽn nang lông, tạo thành mụn có mủ gây sưng tấy. Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể, bao gồm mặt, lưng, vai và ngực. Mụn trứng cá thường có xu hướng tự biến mất đối với hầu hết mọi người khi họ bước sang độ tuổi 30, tuy nhiên vẫn có một số người ở độ tuổi 40 hoặc 50 vẫn gặp phải vấn đề này.

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen ở phần da mũi
Mụn đầu đen ở phần da mũi

Là một dạng nhẹ hơn của mụn trứng cá với nhân mụn màu đen do bị Oxy hóa, rất thường gặp. Nó được tạo thành từ các sắc tố melanin bị oxy hóa. Mụn đầu đen được hình thành do da tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn với các tế bào chết và một chất bảo vệ nhờn trên da được gọi là bã nhờn. Để trị mụn đầu đen, nên tránh các sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều dầu, các sản phẩm dành cho da có chứa cồn và môi trường ẩm ướt.

Mụn ẩn

Mụn ẩn
Mụn ẩn

Khác với mụn đầu đen, mụn ẩn không có nhân, không gây đau mà chỉ làm cho vùng da mụn nổi u, sần sùi, thô ráp làm mất thẩm mỹ. Nếu để lâu còn có thể gây viêm. Loại mụn này nhỏ liti và có nhân nằm sâu bên trong nang lông, chúng không mọc riêng lẻ mà đi theo từng cụm và càng ngày càng lan rộng ra các khu vực xung quanh. Việc mụn ẩn nằm dưới da khiến bạn rất khó nhận biết để tìm cách trị mụn. Các vị trí thường bị mụn ẩn để bạn dễ dàng quan sát nhất là vùng hai bên má, vùng trán và vùng cằm. Mụn ẩn sẽ không tự hết nếu không được can thiệp đúng cách.

Mụn cám

Thường gặp ở vùng mũi, rãnh má với kích thích nhỏ li ti.

Mụn cám thường xuất hiện ở phần cánh mũi và cằm
Mụn cám thường xuất hiện ở phần cánh mũi và cằm

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng là một dạng mụn nhẹ của mụn trứng cá, xuất hiện dưới dạng hình tròn, mụn nhỏ và màu trắng trên bề mặt da. Mụn đầu trắng thường xuất hiện trên mặt, vai, cổ và lưng. Cũng giống như mụn đầu đen, mụn đầu trắng hình thành do quá trình bị tắc nghẽn lỗ chân lông bởi các tế bào chết và bã nhờn. Sử dụng các sản phẩm phù hợp với từng loại da là chìa khóa để ngăn ngừa mụn đầu trắng xuất hiện.

Mụn bọc

Mụn bọc
Mụn bọc

Là một dạng mụn trứng cá ở tình trạng nặng, gây sưng tấy, đau nhức và có thể làm lở loét, viêm nhiễm khi vỡ ra. So với các loại mụn nhẹ và thông thường khác, mụn bọc có nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ lớn do chúng gây tổn thương nghiêm trọng và phá hủy các cấu trúc của da. Các trường hợp bị mụn bọc đa phần là những người có làn da nhờn, đổ nhiều dầu, vệ sinh kém, thường xuyên trang điểm và rối loạn do thay đổi hormon nội tiết tố. Đối với loại mụn này bạn nên tham khảo điều trị tại các spa trị mụn để đảm bảm an toàn cho da mặt.

Mụn viêm đỏ

Mụn viêm đỏ
Mụn viêm đỏ

Mụn viêm đỏ là tình trạng mụn trứng cá sưng to, gây đau đớn và khó điều trị cho những người mắc phải. Đây là tình trạng nặng của mụn trứng cá do không được thăm khám và điều trị mụn kịp thời, gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt của bạn. Mụn viêm đỏ nếu để lâu khi chạm vào sẽ gây cảm giác đau nhức, nghiêm trọng hơn sẽ hình thành mụn mủ sau vài ngày.

Một số nguyên nhân gây nên mụn

Rối loạn do nội tiết tố

Mụn thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì, kể cả nam lẫn nữ. Rối loạn hormone ở tuổi dậy thì, rối loạn kinh nguyệt, sử dụng thuốc tránh thai hay đang trong quá trình mang thai sẽ khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, sản xuất dư thừa gây ra tình trạng bít lỗ chân lông, dẫn đến tình trạng da bị mụn.

Do tích tụ độc tố

Da đổ nhiều dầu khiến cho các tế bào chết và bã nhờn tích tụ dưới da gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến quá quá trình trị mụn diễn ra khó khăn hơn.

Do cơ địa

Một nguyên nhân khác cũng gây ra sự hình thành mụn đó là do cơ địa của mỗi người. Tùy theo cơ địa mà sự thay đổi về hormon sẽ không giống nhau ở từng người. Khi bước qua độ tuổi dậy thì, lượng hormon sẽ giảm dần và tình trạng mụn cũng sẽ từ từ biến mất.

Do thiếu ngủ

Thiếu ngủ làm cho lượng cortisol tăng cao và gây ra mụn. Mất ngủ có thể làm cho tình trạng mụn thêm nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến làn da của bạn. Vì thế một giấc ngủ đủ và đạt chất lượng là điều cực kì quan trọng giúp cho các vết thương tự động phục hồi, duy trì độ ẩm và độ đàn hồi da, phục hồi làn da sau một ngày tiếp xúc với các tia cực tím.

Ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống không hợp lý như thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo, chứa nhiều đường, uống nhiều đồ uống có cồn như rượu bia, nước ngọt cũng khiến mụn trồi lên nhanh chóng. Thay vào đó, hãy hình thành cho mình thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin từ rau xanh và hoa quả tươi.

Do da bị nhiễm khuẩn

Làm việc trong một môi trường ô nhiễm và có nhiều bụi bẩn sẽ làm cho làn da của bạn chịu nhiều tổn thương. Các chất bẩn cùng với các tuyến mồ hôi và bã nhờn tích tụ trên da sẽ gây ra mụn. Việc thường xuyên đưa tay lên mặt cũng chính là nguyên nhân gián tiếp hình thành mụn, do các con vi khuẩn sẽ lây từ tay sang mặt, gây ảnh hưởng đến quá trình trị mụn của bạn. Thường xuyên vệ sinh các vật dụng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với da như chăn gối, khẩu trang, khăn mặt sẽ hạn chế tình trạng lên mụn.

Chăm sóc da không đúng cách

Việc sử dụng mỹ phẩm một cách bừa bãi, đặc biệt là mỹ phẩm có chứa corticoid sẽ khiến cho da mặt của bạn bị bào mòn và yếu đi trông thấy. Ngoài ra, da sẽ bị kích ứng, mỏng, nổi mẩn đỏ và suy giảm sức đề kháng nếu việc lạm dụng corticoid kéo dài.

Tùy vào mỗi nguyên nhân gây mụn khác nhau mà sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp để vừa bảo đảm sự an toàn, vừa giúp cho da được khôi phục một cách toàn vẹn. Trong đó, điều trị mụn bằng laser tại các spa trị mụn chính là phương pháp mang lại hiệu quả tối ưu nhất hiện nay.

Điều trị mụn hiệu quả bằng laser là như thế nào?

Hình ảnh khách hàng đang soi da bằng máy chuyên dụng trước khi điều trị bằng laser IPL

Đối với những cách trị mụn chuẩn Y khoa thì ngoài việc lựa chọn một phương pháp phù hợp thì lựa chọn đúng nơi thực hiện cũng quan trọng không kém. Khoa Da liễu PKĐK sunwin tai xỉu là một trong những địa điểm tin cậy  được khách hàng lựa chọn.

Phương pháp trị mụn tận gốc bằng laser tại Khoa da liễu – PKĐK Bình an  hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng ánh sáng tiêu diệt thẳng vi khuẩn gây mụn. Tia laser không chỉ làm ức chế tuyến nhờn, giảm viêm mụn mà còn làm hạn chế khả năng trở lại của mụn, có thể gọi đây là kỹ thuật ánh sáng laser IPL.

  • Giúp loại bỏ nhanh những dấu hiệu thâm nám, đen sạm trên da, giúp da sáng mịn rõ rệt sau khi thực hiện.
  • Cải thiện độ săn chắc, đàn hồi của da, giúp da căng đầy, mềm mịn hơn.
  • Ánh sáng laser còn giúp cho các lỗ chân thu nhỏ lại, làm mờ sẹo rỗ và nếp nhăn nhẹ.
  • Ngoài ra, điều trị mụn bằng laser còn có ưu điểm là thời gian thực hiện ngắn, hiệu quả rõ rệt chỉ trong 1 liệu trình, không cần nghỉ dưỡng,…

Cơ chế trị mụn hiệu quả bằng laser

Cơ chế thực hiện trị mụn nhanh chóng bằng Laser là phương pháp tích hợp lấy nhân mụn kết hợp phục hồi làn da.

Hình ảnh khách hàng sau 02 tháng điều trị mụn bằng phương pháp laser IPL và chăm sóc da tại Khoa da liễu – PKĐK sunwin tai xỉu

Sau khi lấy nhân mụn, bạn sẽ được tiến hành đi Laser IPL hỗ trợ

  • Sát trùng làn da toàn diện, diệt vi khuẩn gây hại
  • Tái kết cấu tầng Collagen, Elastin dưới da
  • Hỗ trợ giảm nhờn, giảm thâm mụn sáng da
  • Giúp cân bằng bề mặt da, xóa lớp sần, ngừa rỗ

Đối tượng áp dụng khi điều trị mụn bằng laser

 

Đối tượng áp dụng khi điều trị mụn bằng laser tại Khoa Da liễu – PKĐK sunwin tai xỉu
  • Những người đang mắc phải tình trạng mụn sưng viêm
  • Bị mụn lâu năm, trị nhiều nhưng không dứt điểm
  • Những bạn mắc phải tình trạng da sần mụn theo mảng lớn
  • Những bạn mong muốn trị mụn nhưng không để lại thâm và sẹo rỗ
  • Tìm kiếm phương pháp trị mụn không đau rát, sưng tấy

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm A

Trẻ mắc cúm A có dấu hiệu thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tím môi và đầu chi, sốt cao khó hạ, co giật, nôn trớ, cần điều trị sớm, tránh biến chứng.

Cúm A là bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính, do chủng virus phổ biến như H1N1, H3N2, H5N1, H7N9 gây nên. Trong đó, chủng H7N9 và H5N1 lưu hành ở gia cầm, nguy cơ lây sang người.

Bác sĩ CKI Vũ Hoàng Minh Hải, trưởng khoa Nhi, PKĐK sunwin tai xỉu , cho biết bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, giọt bắn chứa virus phát tán trong không khí, người lành hít vào có thể nhiễm bệnh. Virus cúm A có thể cư trú ở nhiều vật chủ khác nhau hoặc ở môi trường có điều kiện lưu thông không khí kém, nhiệt độ thấp… Do đó, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt, tiếp xúc chung bề mặt với người bệnh sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng; hoặc tiếp xúc với động vật nhiễm virus cũng dễ mắc bệnh.

Biểu hiện trẻ mắc cúm A gồm sốt cao liên tục 38-39 độ C, chậm đáp ứng thuốc hạ sốt, ăn kém, mệt mỏi, quấy khóc, nhiều trường hợp co giật.

Theo bác sĩ Hải, cúm A ở trẻ nhỏ hiện có những diễn biến đặc biệt. Nhiều bệnh nhi bộc lộ triệu chứng ban đầu ở đường tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy thay vì các dấu hiệu viêm long đường hô hấp thường thấy như sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng. Nhiều bé sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy nhiều dẫn đến tụt huyết áp, gia đình đưa đi cấp cứu mới biết con nhiễm cúm A. Không ít trường hợp cả nhà cùng nhập viện do lây chéo trong gia đình.

Bác sĩ Hải đang khám bệnh tại Khoa Nhi - PKĐK sunwin tai xỉu

Bác sĩ Hải đang khám bệnh tại Khoa Nhi – PKĐK sunwin tai xỉu

Bệnh dễ diễn tiến nặng, nhất là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, có bệnh thần kinh, tim mạch, nội tiết, suy giảm miễn dịch (HIV, sử dụng corticoid kéo dài)… Lúc này trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, suy hô hấp, viêm màng não, viêm cơ tim cấp, tử vong.

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm A diễn tiến nặng gồm thở nhanh, rút lõm lồng ngực, co rút hõm ức, tím môi, tím đầu chi, sốt cao trên 39 độ, không đáp ứng thuốc hạ sốt, li bì, mệt mỏi, co giật, bỏ ăn, nôn trớ hoặc tiêu chảy, chân tay lạnh… Phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị đúng cách.

Hiện, thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa, chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm không khí tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây bệnh cúm phát triển. Tốc độ đô thị hóa nhanh, giao lưu đi lại có thể khiến dịch lây lan rộng.

Phụ huynh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Ưu tiên đồ ăn chế biến dưới dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, các món hầm nhừ. Tăng cường thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, ngũ cốc, sữa ít béo), vitamin (rau củ, trái cây) và uống nhiều nước. Nếu trẻ mệt, biếng ăn, nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.

Bé nên uống nhiều nước hơn bình thường hoặc bổ sung dung dịch bù điện giải oresol theo đúng hướng dẫn. Trẻ bú mẹ hoàn toàn nên tăng cữ và thời gian bú. Chú ý theo dõi tần suất đi tiểu, lượng nước tiểu và màu sắc nước tiểu của trẻ để kịp thời phát hiện trường hợp trẻ mất nước. Khi mất nước nặng, trẻ thường có biểu hiện môi, da khô, lạnh; khát nước; mắt trũng; tiểu ít hoặc nước tiểu vàng đậm; li bì, nếp véo da mất chậm… Lúc này, trẻ cần được truyền dịch.

Phụ huynh thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để làm sạch đường thở, giảm nghẹt mũi. Vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng nước ấm, mặc quần áo rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, phòng nghỉ ngơi thông thoáng, ít gió…

Để phòng ngừa mắc bệnh, phụ huynh cần cho trẻ bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng; giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa; vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch nước sát khuẩn. Bé nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế đến nơi đông người hoặc tiếp xúc gần với người ho, sốt, sổ mũi, hắt hơi…

Theo bác sĩ Hải, virus gây cúm A là những chủng có khả năng biến đổi gene cao, khiến khó điều trị, nguy cơ tái nhiễm cao. Tiêm phòng vaccine đầy đủ, đúng lịch trước mùa dịch cũng là cách bảo vệ trẻ.

Trẻ được tiêm ngừa tại Khoa Tiêm ngừa dịch vụ - PKĐK sunwin tai xỉu

Trẻ được tiêm ngừa tại Khoa Tiêm ngừa dịch vụ – PKĐK sunwin tai xỉu

5 vaccine trẻ sơ sinh và từ 6 tuần tuổi cần tiêm

Trẻ mới chào đời cho đến 6 tuần tuổi có hệ miễn dịch non yếu, dễ bị mầm bệnh tấn công, được khuyến cáo sớm chủng ngừa viêm gan B, lao, rotavirus…

Con trai đầu lòng của Ngọc Mai (27 tuổi, An Phú , Thuận An) mới 5 tháng tuổi, mắc viêm gan B cấp tính. Da em bé vàng vọt, chậm tăng cân, chướng bụng. Bé chưa phải dùng thuốc, song thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi.

Mai cho biết bé chưa được tiêm vaccine phòng viêm gan B khi chào đời do gia đình chưa chú ý chủng ngừa cho con. Hiện, gia đình đang tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh cho em bé.

Bác sĩ CKI Đặng Thị Ngọc Quế, Trưởng khoa Tiêm ngừa – PKĐK sunwin tai xỉu cho biết trẻ sơ sinh có thể nhận được kháng thể truyền từ mẹ trong lúc mang thai và cho bú, nếu người mẹ đã chích ngừa đầy đủ. Tuy nhiên, lượng kháng thể này không đủ để bảo vệ em bé trước vô vàn mầm bệnh trong môi trường. Bệnh ở trẻ nhỏ thường dễ trở nặng, để lại di chứng, cản trở sự phát triển về thể chất, trí não và tinh thần. Do đó, gia đình nên cho con chích ngừa đầy đủ để có sức khỏe tốt, lớn lên khỏe mạnh.

Vaccine viêm gan B

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trẻ nhỏ lây trực tiếp từ mẹ bị viêm gan B có nguy cơ 90% chuyển mạn tính, tiến triển gây xơ gan, ung thư gan cao. Thống kê cho thấy 30% người mắc viêm gan B mạn tính sẽ tiến triển thành xơ gan, 5-10% sẽ tiến triển thành ung thư gan.

Việt Nam nằm trong khu vực virus gây bệnh lưu hành mạnh. Do đó, em bé mới sinh bắt buộc chủng ngừa viêm gan B. Vaccine viêm gan B giúp ngăn ngừa tới 95% nguy cơ nhiễm bệnh, được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi ra đời, sau đó bổ sung khi 6 tuần tuổi và các mốc thời gian tiếp theo.

Vaccine lao sơ sinh

Theo Bộ Y tế, Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao với 169.000 người mắc bệnh lao và 12.000 người tử vong do lao năm 2021, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới. Số lượng và tỷ lệ tử vong do lao trong hai năm 2020-2021 tăng trở lại so với giai đoạn trước đây. Người dân đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng.

Việc tiêm vaccine phòng lao muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc khiến em bé nhiễm lao ngay những ngày đầu sau sinh do hệ miễn dịch còn yếu ớt. Các thể lao hạch, lao màng bụng, lao da, lao xương, lao khớp, lao màng não, lao màng tim… có tỷ lệ tử vong cao. Nếu may mắn được cứu sống, trẻ vẫn phải chịu những di chứng về thần kinh, vận động, tổn thương đa cơ quan…

Vaccine có hiệu quả phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ đến 70%. Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vaccine phòng lao cho em bé trong vòng 1 tháng đến 1 năm sau sinh, trong đó thời gian vàng để chủng ngừa là 24 giờ sau sinh. Trẻ chỉ cần chích một mũi duy nhất trong suốt đời.

Trẻ đang được tiêm ngừa vắc xin tại tại PKĐK sunwin tai xỉu

Trẻ đang được tiêm ngừa vắc xin tại tại PKĐK sunwin tai xỉu

Vaccine 6 trong 1

Ở 6 tuần tuổi, trẻ được chích vaccine phối hợp 6 trong 1 để phòng bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và Hib. Mũi tiêm cũng giúp giảm biến chứng nặng khi mắc bệnh, để trẻ phát triển khỏe mạnh. Vaccine có phác đồ 4 liều, em bé tiếp tục chích ba mũi còn lại lần lượt vào 3 tháng, 4 tháng và 16-18 tháng tuổi, cần hoàn thành đủ phác đồ trước 2 tuổi.

Hiện, số ca mắc các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib ở trẻ nhỏ đã thuyên giảm đáng kể nhờ chương trình Tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Quế, các bệnh này vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn mà vẫn bùng phát lẻ tẻ và có thể quay lại. Vì vậy, gia đình cần cho trẻ chích ngừa đúng, đủ lịch.

Vaccine ngừa phế cầu khuẩn

Phế cầu, tên khoa học Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân gây hàng loạt bệnh như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa… Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê năm 2015, toàn cầu có khoảng 8,9 triệu ca viêm phổi do phế cầu, trong đó, 257.000 ca tử vong ở nhóm dưới 5 tuổi.

Bác sĩ Quế cho biết, các bệnh do phế cầu trước đây chỉ xuất hiện ở trẻ lớn nhưng nay cũng xảy ra ở nhóm 2-3 tháng tuổi. Do đó, trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên nên chủng ngừa phế cầu để bảo vệ hệ hô hấp. Vaccine phế cầu hiệu quả 97% ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn, 49% ngừa nhiễm virus hô hấp khác, ngoài ra giúp giảm tình trạng kháng kháng sinh do virus phế cầu gây ra.

Hiện vaccine phế cầu 10 được chỉ định cho em bé từ 6 tuần đến 5 tuổi với nhiều phác đồ khác nhau, còn loại phế cầu 13 dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người trưởng thành.

Trẻ cần được chủng ngừa vaccine đúng lịch, đủ mũi ở giai đoạn sơ sinh. Ảnh: UNICEF

Trẻ cần được chủng ngừa vaccine đúng lịch, đủ mũi ở giai đoạn sơ sinh. Ảnh: UNICEF

Vaccine Rotavirus

Rotavirus là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Do đó, vaccine ngừa virus này được bào chế ở dạng uống, gồm hai đến ba liều (tùy loại vaccine) cách nhau một tháng.

Tại Việt Nam, virus gây bệnh có thể lây lan dễ dàng ở trẻ nhỏ, gây tiêu chảy nặng, nôn mửa, sốt và đau bụng. Trẻ có thể ăn kém, sụt cân, chậm lớn hoặc gặp biến chứng nặng khác.

Vaccine Rotavirus ngăn chặn nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp. Em bé cần được uống liều đầu tiên lúc 6 tuần tuổi, các liều cách nhau một tháng. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, cứ 10 trẻ chủng ngừa thì có 9 trẻ được bảo vệ khỏi các tình trạng sốt, nôn mửa, tiêu chảy; 7 đến 8 trẻ không mắc bệnh. Hiện có ba loại vaccine Rotavirus, độ tuổi tối đa được sử dụng là 6 hoặc 8 tháng tuổi, chỉ có trong tiêm chủng dịch vụ.

Viêm da cơ địa: Những điều cần biết

Viêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng… Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh, có thể tiếp tục đến lúc trưởng thành hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong đời.

1. Làm thế nào để nhận biết viêm da cơ địa?

 

Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào nhưng thường gặp là vùng bàn tay và các nếp gấp (gấp khoeo chân, gấp khuỷu tay…). Các triệu chứng rầm rộ từng đợt rồi thuyên giảm và sau một thời gian sẽ lặp lại. Chính vì vậy, bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu.

Viêm da cơ địa thường tiến triển thành từng đợt, trong đợt cấp tính, người bệnh thấy một vùng da nổi mẩn đỏ và ngứa. Mức độ ngứa đôi khi rất nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Khi bệnh lui dần, vùng da sẽ chuyển sang màu nâu, xám, hoặc để lại các mảng dày da do chà xát nhiều.

Do ngứa nhiều người bệnh phải gãi, vùng da bệnh rất dễ bị trầy xước, có thể bị nhiễm trùng, tổn thương sẽ sưng viêm, tiết mủ đục, có mùi hôi. Tình trạng ngứa mạn tính và việc chà xát kéo dài sẽ khiến da dày lên. Đặc điểm da của người bệnh viêm da cơ địa thường khô, nứt nẻ.

2. Nguyên nhân gì gây viêm da cơ địa?

 

Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, miễn dịch có tính gia đình. Nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa cho đến nay vẫn chưa thật rõ ràng. Một số giả thiết cho rằng do da quá khô và dễ bị kích thích, đồng thời, những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh cũng có thể gây nổi mẩn ngứa trên da. Theo đó, tình trạng này có thể khởi phát sớm từ tuổi sơ sinh cũng như sẽ gặp nhiều trong gia đình có các thành viên có bệnh hen suyễnviêm mũi dị ứng

Một số yếu tố khác được cho là làm tình trạng viêm da dễ khởi phát hơn hay làm những triệu chứng nặng nề hơn như tắm nước nóng hoặc tắm quá lâu, thay đổi xà phòng, thay đổi nhiệt độ, bài tiết mồ hôi, môi trường có độ ẩm thấp, mặc quần áo lông cừu hoặc vải nhân tạo, len dạ, , tiếp xúc bụi bặm, lông động vật, khói thuốc lá hay ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì… Nói chung, để tìm kiếm nguyên nhân đôi khi cần phải thực hiện các xét nghiệm rất chuyên sâu nhưng cũng không phải lúc nào cũng xác định được. Do đó, người bệnh thường được khuyến cáo nên tránh các yếu tố dễ gây kích thích như đã liệt kê, nhằm hạn chế khả năng khởi phát bệnh.

3. Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

 

Do viêm da cơ địa biểu hiện thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm, với thể nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da. Cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật thường trú trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai. Do đó, khi vết thương trên da lành lặn trở lại có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.

Trường hợp bị bội nhiễm thêm virus gây hội chứng Kaposi-juliusberg (hay eczema herpeticum) khá nặng nề, biểu hiện có sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng… tỉ lệ tử vong từ 1-9%.

Ngoài ra, do bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Toàn thân người bệnh đỏ, có thể có những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên…

Viêm da cơ địa ở vùng da xung quanh mắt làm cho người bệnh khó chịu, ngứa, da quanh mắt thâm do gãi thường xuyên ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Do gãi nhiều gây các vết xước trên da có thể nhiễm trùng . Các biến chứng mắt bao gồm chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt và viêm kết mạc. Nếu nghi ngờ biến chứng mắt, cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

4. Làm gì khi mắc viêm da cơ địa?

 

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm da cơ địa như đã trình bày, nên đến thăm khám chuyên khoa Da liễu để xác định bệnh cũng như loại trừ các chẩn đoán khác. Khi đi khám, nên cho bác sĩ biết các dấu hiệu khó chịu như thế nào, bệnh bắt đầu diễn ra và kéo dài bao lâu.

Ngoài ra, cũng cần nêu lên bất kỳ yếu tố nào cho rằng làm khởi phát bệnh, như thay đổi thời tiết, dùng xà phòng, ra mồ hôi, khói thuốc lá… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần biết bạn có dị ứng thức ăn hay có bệnh lý dị ứng nào hay không, gia đình có ai bệnh tương tự hay không.

5. Cách chữa viêm da cơ địa như thế nào?

 

Mục đích điều trị viêm da cơ địa là để giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn các cơn bùng phát trong tương lai, tránh biến chứng. Theo đó, các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định chi tiết như sau:

Kem chống ngứa: Dùng bôi vào vùng da có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị ngứa quá nặng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, đôi khi phải cần đến thuốc kháng histamine đường uống. Với các thuốc chống dị ứng gây buồn ngủ, bác sĩ thường kê cho uống buổi tối.

Kem dưỡng ẩm: Phối hợp với kem chống ngứa làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Ngoài những cơn cấp, cần thường xuyên dưỡng ẩm da, mềm da khi thời tiết lạnh và khô, tránh để da nứt nẻ sẽ làm dễ gây ngứa.

Điều trị viêm da cơ địa gây bội nhiễm nấm tại PKĐK sunwin tai xỉu

Điều trị viêm da cơ địa gây bội nhiễm nấm tại PKĐK sunwin tai xỉu

Kem kháng viêm: Hạn chế phản ứng viêm tại chỗ quá mức khiến triệu chứng thuyên giảm hơn, da bớt mẩn đỏ, sưng, ngứa. Tuy nhiên, nên hạn chế bôi kem kháng viêm khi đã bớt ngứa và tăng cường các liệu pháp tự chăm sóc khác như làm ẩm da, mềm da cũng giúp kiểm soát viêm da cơ địa mức độ nhẹ thay vì dùng thuốc. Vì nếu dùng kéo dài kèm kháng viêm sẽ gây tác dụng phụ như làm đổi màu da, mỏng da, mọc lông và dễ làm da nhiễm trùng hơn. Các kem kháng viêm có corticoid chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tùy vào tính chất tổn thương, bác sĩ sẽ kê dạng hoạt chất từ nhẹ đến nặng.

Kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng da thì việc điều trị cần bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Đồng thời, nếu vết thương hở và chảy dịch, người bệnh cần đắp gạc, vệ sinh và thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm.

Hạn chế các yếu tố kích thích bệnh khởi phát: Nhiều bệnh nhân lo lắng viêm da cơ địa có lây không vì sợ đã bị lây từ người khác hay lo ngại sẽ lây cho người thân trong gia đình. Tuy nhiên, bệnh do cơ địa của từng người nên hoàn toàn không lây nhiễm.

Theo đó, việc cần làm là hạn chế các yếu tố kích thích bệnh khởi phát:

  • Tránh thức ăn dễ gây dị ứng, vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn, gối, nệm, thảm và màn cửa thường xuyên, tránh khói thuốc lá và môi trường bụi bặm.
  • Tắm không quá lâu; mỗi lần tắm, giới hạn trong 15 – 20 phút và sử dụng nước ấm hơn là nước nóng.
  • Nên dùng một loại nước hoa, xà phòng cố định và có tính tẩy rửa nhẹ nhàng; nếu muốn thay đổi, nên thử trên một vùng da mỏng trước để xem có gây kích ứng hay không.
  • Hạn chế gãi da đến mức tối thiểu; đối với trẻ nhỏ, cần cắt móng tay và đeo găng tay vào ban đêm.
  • Khi trời nóng, cần mặc quần áo thoáng mát. Khi trời lạnh và khô, cần dưỡng da với các loại kem, sáp giữ ẩm. Uống đủ nước.

3 bước tự kiểm tra nguy cơ ung thư vú tại nhà, các chị em cần ghi nhớ để tránh bệnh

Ung thư vú được đánh giá là căn bệnh phổ biến và đứng thứ 2 về mức độ nguy hiểm, nhất là với phụ nữ khi mắc bệnh. Không chỉ có biến chứng nghiêm trọng nhất là tử vong, ung thư vú còn khiến người mắc trải qua nhiều đau đớn và hao mòn sức khỏe. Vì vậy, nếu muốn ngừa hoặc điều trị bệnh từ sớm, các chị em cần ghi nhớ 3 bước kiểm tra nhanh sau đây.

Kết quả từ các cuộc khảo sát đã cho thấy, hơn 40% phụ nữ Châu Á trước 50 tuổi đang mắc phải căn bệnh ung thư vú. Ngoài ra, theo thống kê của Trung tâm Ung thư Trung Quốc, cứ 20 giây lại có 1 người mắc phải và cứ 40 giây lại có một người chết vì căn bệnh này.

Theo các bác sĩ chuyên khoa về ung thư, bên cạnh yếu tố như tuổi tác, di truyền, hoặc mắc các bệnh lý có thể khởi phát ung thư vú thì các thói quen trong sinh hoạt bao gồm lối sống và ăn uống cũng đóng một vai trò rất lớn. Vì vậy, những người có thói quen sinh hoạt không tốt, thiếu lành mạnh thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những đối tượng khác không bị, nên tuyệt đối không được chủ quan trong việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phòng ngừa bệnh. Và cũng vì ung thư vú khá khó phát hiện ở giai đoạn đầu, chính vì vậy, việc thường xuyên tự kiểm tra là điều vô cùng quan trọng. Theo đó, các chuyên gia sức khỏe có chỉ ra 3 bước giúp kiểm tra nguy cơ mắc ung thư vú tại nhà. Các chị em nên thường xuyên làm theo để theo dõi xem mình có đang bị không nhé.

– Quan sát: dưới ánh sáng, hãy quan sát trên ngực xem có xuất hiện các vết đốm, vết rỗ, mụn trứng cá hay có hiện tượng bong tróc da bất thường hay không. Cùng với đó, ung thư vú có thể gây biến dạng mô, vì vậy hãy cẩn thận quan sát xem núm vú bị trũng xuống hay không.

3 buoc tu kiem tra nguy co ung thu vu tai nha, cac chi em can ghi nho de tranh benh

Nếu có những đặc điểm kể trên, các chị em cần phải thăm khám ngay lập tức (Ảnh: Internet)

– Xoa nắn: để ngực ở trạng thái tự nhiên, chụm 4 ngón tay trừ ngón cái ấn nhẹ vào ngực theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới và phần dưới nách. Nếu phát hiện khối cứng hơn mô vú ở vị trí bị ấn, nên đến bệnh viện kiểm tra bất kể có đau hay không.

– Ấn vào núm vú: dùng ngón tay ấn nhẹ vào núm vú để kiểm tra xem có dịch tiết bất thường tràn ra như màu đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm hay không, nếu có hãy nhờ bác sĩ tư vấn kịp thời.

5 việc cần làm mỗi ngày giúp các chị em ngừa bệnh ung thư vú

1. Nên ăn uống khoa học

Nhiều nhà nghiên cứu đều khẳng định, thói quen ăn uống thiếu khoa học bao gồm: ăn uống không đủ bữa – đúng giờ, thường ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, ít chất xơ… đều có thúc đẩy nguy cơ bị ung thư vú.

Nguyên nhân là vì thành phần chính trong các thực phẩm này thường là chất béo xấu, chất bảo quản – những nhóm chất vốn bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào “danh sách đen” là gây nhiều nguy cơ bệnh tật, trong đó có ung thư vú.

Ngoài ra, một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học đến từ Đại học California (Mỹ) cho thấy, estrogen có trong chất béo xấu của những thực phẩm này có thể cung cấp dinh dưỡng để nuôi các tế bào ung thư, gây nên ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến,… Không chỉ vậy, các chị em cũng nên hạn chế các thực phẩm có chứa đường bổ sung vì nó sẽ giúp các khối u tuyến vú trong cơ thể người phát triển nhanh và dễ di căn hơn.

3 buoc tu kiem tra nguy co ung thu vu tai nha, cac chi em can ghi nho de tranh benh

Để ngừa ung thư vú, chị em cần áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều rau củ, ít đường, giảm chất béo xấu từ các thực phẩm không lành mạnh (Ảnh: Internet)

2. Đừng mặc áo ngực chật liên tục

Dù áo ngực có thể giúp tôn dáng cho trang phục và giúp chị em tự tin hơn khi ra ngoài, đặc biệt là những áo ngực độn và có khả năng nâng đỡ vòng 1, nhưng các chị em nên hạn chế việc mặc áo ngực (đặc biệt là mặc quá chật) thường xuyên vì nó có thể không tốt cho phần vú của chúng ta.

Bởi vì việc mặc áo ngực chật thường xuyên sẽ khiến cho ngực bị chèn ép, kích thích sự phát triển của những tế bào mô vú. Ngoài ra, áo ngực chật cũng sẽ làm cho quá trình đào thải độc tố và chất thải của tế bào bạch huyết bị ảnh hưởng khiến cho những chất này tồn đọng lại bên trong cơ thể gây ra bệnh ung thư vú.

3 buoc tu kiem tra nguy co ung thu vu tai nha, cac chi em can ghi nho de tranh benh

Nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy, những phụ nữ mặc áo ngực chật hơn 12 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn những người khác (Ảnh: Internet)

3. Hãy ngủ đủ giấc

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thói quen thức đêm hoặc việc thiếu ngủ/ mất ngủ diễn ra thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư vú.

Bởi vì ban đêm vốn là khoảng thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo tế bào mới và đào thải độc tố cũng như các tế bào cũ.

Tuy nhiên, dù là mất ngủ hay thức khuya đều sẽ khiến cho các cơ quan trong cơ thể không thể thực hiện tốt chức năng và phải làm việc quá sức – vất vả hơn, lâu dần hiệu quả cũng không còn tốt như trước. Từ đó dẫn đến tăng sự biến đổi thất thường của các tế bào lạ, bao gồm tế bào ung thư vú. Theo nghiên cứu, nếu chị em ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày, nguy cơ nguy cơ phát triển ung thư vú tăng tới 50%

4. Ngừng hút thuốc lá

Khói thuốc chứa hơn 7.000 hợp chất hóa học, trong đó có 250 hóa chất độc hại, và có ít nhất 69 hóa chất được xác định là chất gây ung thư. Hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ở hơn 10 bộ phận của cơ thể, trong đó có ung thư vú.

Trong một nghiên cứu của Đan Mạch, hút thuốc cũng là một trong số những yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư vú. Cụ thể những người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 60%, và trung bình, họ được chẩn đoán mắc bệnh sớm hơn người không hút thuốc 8 năm.

5. Vận động thường xuyên

Liên kết với thói quen ăn uống thiếu khoa học cùng với việc lười vận động sẽ dẫn đến kết quả là thừa cân – béo phì. Theo các chuyên gia nghiên cứu, việc thừa cân – béo phì chứng minh trong cơ thể có rất nhiều tế bào mỡ thừa, các tế bào mỡ này có thể sản xuất ra estrogen, càng nhiều tế bào mỡ có nghĩa là càng nhiều estrogen trong cơ thể và estrogen có thể kích thích ung thư vú phát triển.

3 buoc tu kiem tra nguy co ung thu vu tai nha, cac chi em can ghi nho de tranh benh

Vì vậy, nếu muốn hạn chế tình trạng ung thư vú, tập thể dục thường xuyên là một cách quan trọng khác để giảm các nguy cơ mắc bệnh (Ảnh: Internet)

Các chị em cần quan tâm hơn nữa tới sức khỏe, dừng ngay những thói quen không tốt để có một cơ thể khỏe mạnh, ngừa ung thư vú “ghé thăm”. Bên cạnh đó, chị em cần chủ động tầm soát ung thư vú định kỳ, đặc biệt là những người trên 30 tuổi và có các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh.

Loét người do zona thần kinh

Biến chứng zona thần kinh khiến nhiều người bị nổi đám mụn nước nhỏ, da trợt loét và đau dai dẳng nhiều tháng tại vết thương, không thể sinh hoạt bình thường.

Từ những nốt mụn nước nhỏ, bà Thu Hương 60 tuổi (An phú) gặp biến chứng zona thần kinh kèm loét da vùng lưng, đau nhức không thể ngủ. Khi nhập viện, các nốt mụn nước đã lan rộng, có dịch đục, hóa mủ, trợt loét. Bác sĩ chẩn đoán bà gặp biến chứng zona thần kinh, da nhiễm trùng nặng do tự đắp đậu xanh giã nát lên nốt mụn.

Sau khoảng một tháng điều trị, vết thương đã lành nhưng cơn đau kéo dài do tổn thương dây thần kinh ở da, xuất hiện tại vị trí da trợt loét cũ, đau buốt tận óc. Người phụ nữ không thể ăn, ngủ bình thường, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Tương tự, ông Nguyễn Hoàng Thảo (50 tuổi, ở Tân Uyên) bất tiện khi sinh hoạt hàng ngày do bệnh zona. “Khó chịu nhất khi ngồi ghế, tôi phải ngồi một bên, phần bên kia bị mụn nước mọc phủ đùi”, ông Thảo nói. Triệu chứng ban đầu là đau rát và ngứa dữ dội tại bắp đùi sau, khi gãi vết thương lan rộng rồi chuyển thành loét, đau buốt.

Tại cơ sở y tế địa phương, bác sĩ chẩn đoán ông mắc bệnh zona biến chứng tổn thương dây thần kinh da. Bệnh nhân cho biết thêm chưa tiêm vaccine thủy đậu vì đã mắc bệnh từ nhỏ, không nghĩ virus thủy đậu có thể gây bệnh zona.

Chị Phong Lan (35 tuổi, Dĩ An, TP HCM) mắc bệnh nhiều năm nay, không nghiêm trọng nhưng thường xuyên tái phát, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vùng zona ở đùi trái, đau dọc theo hạch thần kinh từ háng xuống khiến chị Lan đi lại khó khăn. Đồng thời, chỗ nổi nốt đỏ cũng căng tức, vừa nóng rát vừa đau, rất khó chịu.

Zona có thể gây đau dây thần kinh. Ảnh: Freepik

Zona có thể gây đau dây thần kinh. Ảnh: Freepik

Bs CKI Nguyễn Văn Hoàng, trưởng khoa da liễu, PKĐK sunwin tai xỉu , cho biết zona thần kinh là biến chứng của zona, một bệnh da do nhiễm virus varicella zoster (VZV) gây ra. Đây cũng là tác nhân gây bệnh thủy đậu.

Zona thần kinh được điều trị tốt nhất trong vòng 72 giờ tính từ khi có tổn thương. Việc gãi vết thương hoặc đắp đậu xanh, các các lá thuốc nam như bệnh nhân Hương và bệnh nhân Thảo có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây loét và kích ứng da.

Theo Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, bệnh zona gặp ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện ở người già, trẻ em, người có bệnh nền, sức đề kháng yếu. Virus có khả năng “ngủ đông” trong các tế bào, hạch thần kinh, bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, tuổi cao, stress, suy nhược cơ thể, làm việc quá sức… Zona gây tổn thương dọc sợi dây thần kinh và cả đầu tận sợi thần kinh trong da, khiến người mắc cảm thấy rất đau.

Bên cạnh đó, người bệnh còn chịu tình trạng đau đớn kéo dài, gọi là cơn đau sau zona. Các cơn đau này xuất hiện sau khi vết thương ngoài da đã lành. Đau nhiều khiến người bệnh bị giảm khả năng lao động, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Theo bác sĩ Hoàng, tình trạng này thường gặp, thống kê ở Mỹ cho thấy cứ 5 người mắc thì có 1 người bị đau sau zona.

Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ đăng tải thông tin về 130 nghiên cứu được thực hiện ở 26 quốc gia vào năm 2014, cho thấy tỷ lệ mắc ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương khoảng 1 đến 5 ca trên 1.000 người một năm. Hơn 30% bệnh nhân bị đau dai dẳng trên một năm. Nguy cơ tái phát đau thần kinh sau zona từ 1 đến 6%. Tỷ lệ nhập viện từ 2 đến 25 ca trên 100.000 người một năm, cao hơn ở người già.

Nguyên nhân gây đau kéo dài là tình trạng viêm, hoại tử và xơ hóa các đầu mút tận cùng thần kinh cảm giác do virus gây ra. Biến chứng xuất hiện do người bệnh bỏ lỡ thời gian vàng để điều trị, hoặc chữa bằng mẹo dân gian khiến bệnh trở nặng.

Để chủ động phòng zona thần kinh, người dân cần tiêm vaccine, theo dõi sức khỏe, tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý… Khi tổn thương xuất hiện ở vị trí nhạy cảm như nửa bên mặt phải hoặc mắt, mọi người cần khám bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay để hạn chế tổn thương mắt, tránh nguy cơ giảm thị lực hoặc mù lòa, sẹo vùng mặt.

Bác sĩ CKI Đặng Thị Ngọc Quế, Trưởng khoa Tiêm ngừa – PKĐK sunwin tai xỉu , cho biết tiêm vaccine ngừa bệnh zona là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Hai liều vaccine có hiệu quả phòng bệnh và biến chứng hơn 90% đối với người lớn từ 50 tuổi trở lên.

Hiện Việt Nam chưa có vaccine ngừa zona. Vì hai bệnh có cùng tác nhân gây ra, nên người chưa mắc thủy đậu hoặc chưa tiêm ngừa có thể nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc với dịch mụn nước hoặc hít phải những mảnh nhân của virus. Mầm bệnh có thể gây bệnh thủy đậu, sau đó tiến triển thành zona khi virus tái hoạt động.

Để phòng bệnh, mọi người nên tiêm vaccine phòng virus varicella zoster gây bệnh thủy đậu cũng như zona. H

Khi nào cần xét nghiệm vi khuẩn HP?

Tôi bị đầy bụng, mệt mỏi gần một tháng nay, có lúc ngất xỉu, đi ngoài phân đen. Tôi cần xét nghiệm vi khuẩn HP không? (Minh Hiếu, 47 tuổi, Thuận an)

Trả lời:

HP (Helicobacter pylori) là vi khuẩn gram âm phát triển mạnh trong dạ dày. Người bị viêm dạ dày hoặc viêm tá tràng mạn tính do HP thường không có triệu chứng. Nếu triệu chứng xảy ra có thể bao gồm đau vùng thượng vị, thường đau khi đói, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, ăn nhanh no.

Người nhiễm khuẩn HP có nguy cơ loét dạ dày tá tràng 10-20%, nguy cơ ung thư dạ dày khoảng 1-2%. Vi khuẩn HP tấn công lớp màng bảo vệ dạ dày, làm hỏng mô trong dạ dày và phần đầu tiên của ruột non (tá tràng). Vi khuẩn tạo ra một loại enzyme là urease làm giảm axit dạ dày dẫn đến suy yếu niêm mạc dạ dày. Khi đó, các tế bào dạ dày có nguy cơ cao tổn thương bởi axit và pepsin, những chất dịch tiêu hóa mạnh, dẫn đến loét dạ dày hoặc tá tràng.

Nhiễm HP còn gây ra viêm mạn tính niêm mạc dạ dày. Viêm mạn tính lâu ngày dẫn đến viêm teo và dị sản ruột. Viêm teo nặng và dị sản ruột là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư dạ dày.

Bạn thường xuyên đầy bụng, mệt mỏi, có lúc ngất xỉu, buồn nôn, đi ngoài phân đen có thể là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP hoặc các bệnh đường tiêu hóa khác. Bạn cần khám để bác sĩ chuyên khoa đưa ra chỉ định phù hợp, giúp phát hiện chính xác và điều trị hiệu quả.

Bạn cần xét nghiệm HP và điều trị nếu loét dạ dày, tá tràng, tiền sử loét dạ dày tá tràng mà chưa từng được chẩn đoán và điều trị HP, chứng khó tiêu do HP. Nếu trong gia đình có bố, mẹ, anh, chị, em ruột ung thư dạ dày, bạn cũng nên xét nghiệm loại vi khuẩn này.

Xét nghiệm này cũng cần thiết cho người có tổn thương tiền ung thư, ung thư dạ dày đã điều trị, dùng thuốc giảm đau chống viêm non-steroid, aspirin kéo dài.

Nội soi dạ dày qua đường ngã mũi tại PKĐK sunwin tai xỉu

Hiện, có nhiều cách để xét nghiệm chẩn đoán HP. Một số xét nghiệm phổ biến bao gồm test thở C13, C14; xét nghiệm phân (xét nghiệm để phát hiện HP có trong phân); test nhanh urease được thực hiện thông qua nội soi dạ dày.

Thực hành các thói quen tốt cho sức khỏe như rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn chín uống sôi, đảm bảo nước uống an toàn, sạch sẽ để phòng bệnh do vi khuẩn HP.

MỤN BỌC NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Mụn bọc là mụn viêm, sưng, tấy đỏ, có mủ trắng, không điều trị đúng cách dễ nhiễm trùng, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Bài viết có sự tư vấn từ BS.CKI Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng khoa Da liễu – PKĐK sunwin tai xỉu

Mụn bọc khó nhìn thấy, thường xuất hiện tại vùng mặt, ngực, lưng, cánh tay, vai. Đây là dạng mụn trứng cá thể nặng, nằm sâu dưới bề mặt da, tồn tại dai dẳng.

Nguyên nhân

– Lỗ chân lông bít tắc do dầu, bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn Cutibacterium acnes.

– Thay đổi nội tiết tố.

– Đổ mồ hôi nhiều, da tiết nhiều dầu.

– Tác dụng phụ của thuốc.

– Trang điểm thường xuyên, tẩy trang và rửa mặt không đúng cách, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng.

– Căng thẳng, thức khuya.

– Thói quen sờ tay lên mặt, môi trường sống không sạch sẽ.

– Ăn nhiều dầu mỡ và đồ ngọt.

Bất kỳ ai cũng có thể nổi mụn nhưng thường gặp hơn ở những nhóm người dưới đây:

– Người có da dầu.

– Người có người thân bị mụn bọc.

– Tuổi dậy thì.

– Phụ nữ mang thai, đang trong kỳ kinh nguyệt.

Mụn bọc thường viêm, sưng đỏ, dễ để lại sẹo nếu điều trị không đúng cách. Ảnh: Freepik

Mụn bọc thường viêm, sưng đỏ, dễ để lại sẹo nếu điều trị không đúng cách. Ảnh: Freepik

Điều trị

Mụn bọc khó điều trị, không tự khỏi, càng để lâu điều trị càng khó khăn và kéo dài. Các phương pháp điều trị mụn bọc gồm:

– Bôi thuốc.

– Thuốc uống có kê đơn.

– Liệu pháp sử dụng ánh sáng xung cường độ cao.

Người bệnh không tự ý nặn mụn hoặc mua thuốc bôi điều trị tại nhà. Điều trị và nặn mụn không đúng cách, mụn vỡ ra gây nhiễm trùng khiến tình trạng nặng hơn, để lại sẹo mất thẩm mỹ.

Người bệnh nên đến khám, điều trị tại cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da uy tín để bác sĩ soi da, xác định nguyên nhân gây mụn. Từ đó đưa ra liệu pháp hiệu quả, tiết kiệm thời gian, giảm nguy cơ để lại sẹo.

Phòng ngừa

– Chăm sóc da đúng cách: Tẩy trang kỹ, rửa mặt mỗi ngày hai lần bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, ít mùi thơm. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với loại da. Tẩy tế bào chết định kỳ mỗi tuần 1-2 lần, dưỡng ẩm thường xuyên.

– Hạn chế sờ tay lên mặt, nhất là vùng có mụn.

– Thường xuyên thay ga giường, vỏ gối.

– Quản lý căng thẳng; hạn chế thức khuya.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu rau củ, trái cây, uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày, hạn chế thực phẩm từ sữa, nhiều dầu mỡ, đường.

4 lưu ý sau khi bị chó mèo cắn

Sau khi bị chó, mèo cắn, mọi người cần rửa vết thương ngay, tiêm vaccine càng sớm càng tốt, tránh chờ con vật chết mới chủng ngừa.

Theo Bác sĩ CKI, Đặng Thị Ngọc Quế, trưởng khoa tiêm ngừa PKĐK Bình an, Dại nằm trong nhóm các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê Việt Nam ghi nhận từ 70 đến 100 trường hợp tử vong mỗi năm. 8 tháng đầu năm 2023, cả nước có 61 ca tử vong, tăng 17 người so với cùng kỳ năm ngoái.

Giới chức nhận định nguyên nhân chủ yếu là người dân chủ quan phòng bệnh, không tiêm vaccine sau khi bị con vật cắn. Vì vậy, các bước xử trí sau khi bị con vật cắn, cào tiếp tục được nhắc lại, trong đó có biện pháp tiêm chủng, nhằm phòng ngừa bệnh dại.

Rửa vết thương ngay khi bị cắn

Bộ Y tế hướng dẫn người dân rửa kỹ các vết thương dưới vòi nước chảy trong vòng 15 phút với xà phòng hoặc nước sạch khi bị chó mèo cắn, cào hoặc có nguy cơ phơi nhiễm. Sau đó, người dân sát khuẩn vết thương bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn iốt nhằm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn.

Rửa vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng ngay sau khi bị cắn. Nguồn: Pexcel

Rửa vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng ngay sau khi bị cắn. Nguồn: Pexcel

Nếu không có cồn iốt, mọi người có thể dùng rượu, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Vết thương không cần băng kín, hạn chế rạch, nặn máu, đắp lá do khiến virus xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể.

Không chờ chó mèo chết mới tiêm phòng

Virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua nước bọt của con vật và các vết cắn, cào, liếm. Sau đó, virus chạy dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ. Tùy theo vị trí vết cắn, lượng virus đi vào cơ thể, thời gian phát bệnh dại ở mỗi người khác nhau, có thể chưa đến một tuần hoặc trên một năm.

Nếu vết cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu ngón tay, nơi có các mút thần kinh và gần với hệ thần kinh trung ương, tốc độ virus di chuyển lên não bộ nhanh hơn, thời gian phát bệnh càng ngắn. Khi khởi phát, tỷ lệ tử vong là 100%.

Do đó, khi bị chó cắn, mọi người cần tiêm vaccine phòng càng sớm càng tốt, không nên chờ chó, mèo chết hoặc xác định bị dại thì mới đi tiêm phòng. Bên cạnh đó, người nhà không nên vội đập chết chó, mèo khi bị cắn mà nên báo chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tiêm đủ mũi vaccine và huyết thanh

Người chưa chủng ngừa sẽ được chỉ định phác đồ 4-5 mũi vaccine, tiêm bắp hoặc tiêm trong da. Nếu vết thương ở mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thêm huyết thanh kháng dại.

Người đã tiêm phòng hoặc hoàn thành các mũi cơ bản, chỉ cần tiêm thêm hai mũi khi bị chó, mèo cắn. Người dân cần tiêm đủ mũi, đúng lịch để phòng bệnh hiệu quả nhất.

Ngoài ra, tùy vào tình trạng vết thương, bác sĩ có thể chỉ định tiêm ngừa uốn ván trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị cắn, do vi trùng uốn ván có mặt khắp mọi nơi, xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở dù lớn hay nhỏ.

Theo dõi sau tiêm ngừa

Sau khi tiêm vaccine, người dân cần ở lại cơ sở tiêm chủng đủ 30 phút để theo dõi và xử trí phản ứng nếu có, đồng thời theo dõi sức khỏe tại nhà 24-48 giờ đồng hồ. Tiêm vaccine có thể gặp một số phản ứng gồm: đau, quầng đỏ, sưng, ngứa tại chỗ tiêm; toàn thân sốt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.

Mọi người nên uống nhiều nước, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, tập các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ. Người dân không nên uống rượu bia trong thời gian tiêm vaccine để đảm bảo cơ thể sinh miễn dịch tốt nhất.

Ngoáy tai thường xuyên, không đúng cách ảnh hưởng đến thính giác ra sao?

Tai đảm nhiệm chức năng truyền dẫn và tiếp nhận âm thanh, cũng như có vai trò trong việc duy trì thăng bằng. Nếu ngoáy tai thường xuyên và không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác.

Nhiều người có thói quen ngoáy tai mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm bằng các vật thiếu vệ sinh như tăm, đầu bút bi, chìa khóa, đầu nhíp…và nghĩ rằng hành động này khiến tai sạch hơn. Nhưng thực tế hành vi này rất không tốt, thậm chí là ảnh hưởng đến thính giác nghiêm trọng.

Tai đảm nhiệm chức năng truyền dẫn và tiếp nhận âm thanh, cũng như có vai trò trong việc duy trì thăng bằng.

Chức năng và nhiệm vụ của tai

Tai đảm nhiệm hai chức năng đó là: tiếp nhận, truyền tải âm thanh và giữ thăng bằng cho cơ thể người. Dẫn truyền âm thanh được thực hiện bởi tai ngoài và tai giữa. Một khi âm thanh được não bộ tiếp nhận sẽ giúp chúng ta nghe và hiểu được.

Tai ngoài đảm nhiệm việc thu nhận âm thanh từ bên ngoài và dẫn truyền vào trong. Để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, hai bộ phận của tai ngoài đó là: loa tai và ống tai sẽ cùng hoạt động.

Tai trong là phần không thể nhìn thấy bằng mắt thường, giúp tiếp nhận và xử lý âm thanh, giữ được thăng bằng cho cơ thể.

Nó đảm nhiệm vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể bởi khi có bất kỳ chuyển động nào hệ tiền đình sẽ cảm nhận rõ được, rồi truyền thông tin đi khắp các vị trí và bộ phận khác để chúng cân bằng lại hoạt động của mình. Từ đó, cơ thể người cũng được giữ thăng bằng.

Thói quen ngoáy tai, lấy ráy tai thường xuyên sẽ gây những tác hại gì?

  • Gây viêm nhiễm

Khi ráy tai cứng và nhiều, nhiều người có xu hướng muốn lấy nó ra thật mạnh, thậm chí không bỏ cuộc cho đến khi thấy đau. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai.

Trên thực tế, việc ngoáy tai theo cách này rất dễ làm xước da ống tai. Khi vết thương xuất hiện trên da, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Cũng có một số trường hợp da bị trầy xước, tổn thương nang lông, nếu vi khuẩn xâm nhập vào nang lông sẽ gây viêm nhiễm, điển hình là viêm ống tai.

Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.

  • Ảnh hưởng đến thính giác

Thói quen thường xuyên ngoáy tai có thể vô tình làm thủng màng nhĩ, từ đó gây mất thính lực. Một số trường hợp nặng còn có thể gây viêm tai giữa.

Thủng màng nhĩ đột ngột thì dấu hiệu đầu tiên là cảm giác đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, chóng mặt, buồn nôn, nôn và có thể dẫn đến điếc.

Nếu thủng màng nhĩ để lâu ngày nếu sẽ gây viêm xương chũm làm giảm khả năng nghe nghiêm trọng và có thể gây ra những biến chứng nặng hơn do ổ nhiễm trùng lan toả vào các vùng cận kề.

  • Có cần thường xuyên loại bỏ ráy tai không?

Ráy tai chủ yếu gồm bụi trong không khí và dịch tiết của tuyến da trong ống tai. Ráy tai chủ yếu có màu vàng, khô hoặc ẩm. Ráy khô thường dễ rơi ra, còn ráy ướt thì dính vào tai, khó làm sạch hơn. Ngoài ra, ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ ống tai không bị nhiễm trùng

Ráy tai hoạt động như một rào cản vật lý, ngăn cản vi trùng xâm nhập vào vào bề mặt ống tai. Ráy tai có các enzyme có thể ly giải vi khuẩn

Ráy tai chỉ thực sự phải lấy khi chúng nhiều quá mức, ảnh hưởng đến sức nghe hoặc làm cản trở khả năng quan sát màng Sự tồn tại của ráy tai có một ý nghĩa nhất định.

Ráy tai đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ có thể ngăn chặn một số vật lạ, bụi hoặc một số côn trùng nhỏ trong không khí xâm nhập ống tai, do đó giảm nguy cơ tổn thương tai. Hơn nữa, một số thành phần trong ráy tai còn có thể ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn, giúp tai luôn hoạt động bình thường. Ngoài ra, ráy tai còn có tác dụng dưỡng ẩm, có thể ngăn ngừa tình trạng ngứa do khô tai.

Tai có khả năng tự thanh lọc, khi bạn nói chuyện, đi lại hay cử động đầu, hai tai cũng chuyển động cùng. Trong quá trình này, ráy tai sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, vì thế không cần phải ngoáy tai thường xuyên.

Nếu khi nào bạn thấy tai ngứa, giảm thính lực mà lâu không lấy ráy tai thì việc thỉnh thoảng vệ sinh tai sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tai.

Vệ sinh tai và biện pháp bảo vệ

Nếu khi nào bạn thấy tai ngứa, giảm thính lực mà lâu không lấy ráy tai thì việc thỉnh thoảng vệ sinh tai sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tai. Tuy nhiên phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đó là:

  • Khi cảm thấy ngứa, bạn có thể nhỏ vài giọt nước muối vào ống tai, lắc nhẹ vài lần để ống tai được làm ẩm hoàn toàn bằng nước muối, sau đó dùng tăm bông lau nhẹ quanh tai. Lặp lại vài lần ráy tai sẽ sạch và hết cảm giác ngứa.
  • Khi bị ngứa tai chỉ nên xoa bóp nhẹ vàng tai, day day vào nắp tai. Bạn không nên vội ngoáy tai khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu cần phải lấy ráy, nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
  • Không dùng tăm xỉa răng, vật nhọn, chìa khóa chọc tai.
  • Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn, các âm thanh, âm lượng loa đài nên để mức vừa phải.
  • Đến các cơ sở y tế thăm khám nếu ở vị trí tai xuất hiện cảm giác đau nhức bất thường, tai chảy nước…