Góc Mẹ và Bé sẽ là nơi chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi dạy con khôn lớn

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm A

Trẻ mắc cúm A có dấu hiệu thở nhanh, rút lõm lồng ngực, tím môi và đầu chi, sốt cao khó hạ, co giật, nôn trớ, cần điều trị sớm, tránh biến chứng.

Cúm A là bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính, do chủng virus phổ biến như H1N1, H3N2, H5N1, H7N9 gây nên. Trong đó, chủng H7N9 và H5N1 lưu hành ở gia cầm, nguy cơ lây sang người.

Bác sĩ CKI Vũ Hoàng Minh Hải, trưởng khoa Nhi, PKĐK sunwin tai xỉu , cho biết bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi, giọt bắn chứa virus phát tán trong không khí, người lành hít vào có thể nhiễm bệnh. Virus cúm A có thể cư trú ở nhiều vật chủ khác nhau hoặc ở môi trường có điều kiện lưu thông không khí kém, nhiệt độ thấp… Do đó, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt, tiếp xúc chung bề mặt với người bệnh sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng; hoặc tiếp xúc với động vật nhiễm virus cũng dễ mắc bệnh.

Biểu hiện trẻ mắc cúm A gồm sốt cao liên tục 38-39 độ C, chậm đáp ứng thuốc hạ sốt, ăn kém, mệt mỏi, quấy khóc, nhiều trường hợp co giật.

Theo bác sĩ Hải, cúm A ở trẻ nhỏ hiện có những diễn biến đặc biệt. Nhiều bệnh nhi bộc lộ triệu chứng ban đầu ở đường tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy thay vì các dấu hiệu viêm long đường hô hấp thường thấy như sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng. Nhiều bé sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy nhiều dẫn đến tụt huyết áp, gia đình đưa đi cấp cứu mới biết con nhiễm cúm A. Không ít trường hợp cả nhà cùng nhập viện do lây chéo trong gia đình.

Bác sĩ Hải đang khám bệnh tại Khoa Nhi - PKĐK sunwin tai xỉu

Bác sĩ Hải đang khám bệnh tại Khoa Nhi – PKĐK sunwin tai xỉu

Bệnh dễ diễn tiến nặng, nhất là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, có bệnh thần kinh, tim mạch, nội tiết, suy giảm miễn dịch (HIV, sử dụng corticoid kéo dài)… Lúc này trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, suy hô hấp, viêm màng não, viêm cơ tim cấp, tử vong.

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm A diễn tiến nặng gồm thở nhanh, rút lõm lồng ngực, co rút hõm ức, tím môi, tím đầu chi, sốt cao trên 39 độ, không đáp ứng thuốc hạ sốt, li bì, mệt mỏi, co giật, bỏ ăn, nôn trớ hoặc tiêu chảy, chân tay lạnh… Phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị đúng cách.

Hiện, thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa, chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm không khí tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây bệnh cúm phát triển. Tốc độ đô thị hóa nhanh, giao lưu đi lại có thể khiến dịch lây lan rộng.

Phụ huynh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Ưu tiên đồ ăn chế biến dưới dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, các món hầm nhừ. Tăng cường thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, ngũ cốc, sữa ít béo), vitamin (rau củ, trái cây) và uống nhiều nước. Nếu trẻ mệt, biếng ăn, nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.

Bé nên uống nhiều nước hơn bình thường hoặc bổ sung dung dịch bù điện giải oresol theo đúng hướng dẫn. Trẻ bú mẹ hoàn toàn nên tăng cữ và thời gian bú. Chú ý theo dõi tần suất đi tiểu, lượng nước tiểu và màu sắc nước tiểu của trẻ để kịp thời phát hiện trường hợp trẻ mất nước. Khi mất nước nặng, trẻ thường có biểu hiện môi, da khô, lạnh; khát nước; mắt trũng; tiểu ít hoặc nước tiểu vàng đậm; li bì, nếp véo da mất chậm… Lúc này, trẻ cần được truyền dịch.

Phụ huynh thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để làm sạch đường thở, giảm nghẹt mũi. Vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng nước ấm, mặc quần áo rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, phòng nghỉ ngơi thông thoáng, ít gió…

Để phòng ngừa mắc bệnh, phụ huynh cần cho trẻ bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng; giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa; vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch nước sát khuẩn. Bé nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế đến nơi đông người hoặc tiếp xúc gần với người ho, sốt, sổ mũi, hắt hơi…

Theo bác sĩ Hải, virus gây cúm A là những chủng có khả năng biến đổi gene cao, khiến khó điều trị, nguy cơ tái nhiễm cao. Tiêm phòng vaccine đầy đủ, đúng lịch trước mùa dịch cũng là cách bảo vệ trẻ.

Trẻ được tiêm ngừa tại Khoa Tiêm ngừa dịch vụ - PKĐK sunwin tai xỉu

Trẻ được tiêm ngừa tại Khoa Tiêm ngừa dịch vụ – PKĐK sunwin tai xỉu

Biến chứng khi trẻ táo bón lâu ngày

Trẻ táo bón kéo dài có thể trở thành mạn tính, gây nhiều biến chứng như trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.

BS.CKI Vũ Hoàng Minh Hải – Trưởng khoa Nhi – PKĐK sunwin tai xỉu , cho biết trẻ táo bón thường có triệu chứng như đi đại tiện ít hơn hai lần một tuần, phân cứng, có máu, khô hoặc vón cục, đau bụng. Trẻ sợ đau có thể tránh đi đại tiện, nếu kéo dài gây biến chứng tiềm ẩn.

 

Trĩ

Phân ứ đọng quá lâu trong trực tràng làm cản trở lưu thông tuần hoàn máu. Đại tiện khó khăn do phân cứng, vón cục có thể khiến tĩnh mạch ở hậu môn căng lên. Các mạch máu ở hậu môn chịu áp lực lớn khi táo bón lâu ngày dẫn đến mạch máu giãn nở tạo thành búi trĩ. Trĩ là biến chứng khá nghiêm trọng ở trẻ, kéo dài có thể gây thiếu máu, đau khi đi đại tiện ở tuổi trưởng thành.

Nứt hậu môn

Tích tụ phân lâu ngày trong trực tràng khiến phân tạo thành khối rắn, đặc. Trẻ đi đại tiện khó khăn khi tống phân ra ngoài, phải rặn nhiều gây nứt hậu môn.

Viêm đại tràng

Trực tràng, hậu môn tồn tại nhiều vi khuẩn. Phân cứng và tồn đọng ở trực tràng lâu ngày sinh ra độc tố gây viêm đại tràng. Nếu trẻ không vệ sinh sạch sẽ, vết nứt do táo bón có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến áp xe hậu môn. Quá trình điều trị trở nên phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe của bé.

Trẻ táo bón lâu ngày gây biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe thể chất, tinh thần. Ảnh: Freepik

Trẻ táo bón lâu ngày gây biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe thể chất, tinh thần. Ảnh: Freepik

Chán ăn, chậm lớn

Táo bón kéo dài, trẻ đầy bụng nên thường cảm thấy chán ăn, suy đường ruột, chướng bụng. Cơ thể trẻ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, phát triển không đồng đều về thể chất, tinh thần.

Mất phản xạ vệ sinh

Tình trạng này kéo dài có thể làm giãn đại tràng, mất phản xạ muốn đi vệ sinh. Ứ đọng phân trong ruột gây đau bụng tái phát làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khi trưởng thành.

Táo bón ở trẻ là vấn đề thường gặp. Hầu hết trường hợp trẻ táo bón cơ năng (do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, chế độ vận động, sinh hoạt). Cha mẹ nên khuyến khích con thực hiện những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống, ăn nhiều trái cây, rau quả giàu chất xơ, uống nhiều nước…; tạo thói quen đi vệ sinh hàng ngày.

Phụ huynh đưa trẻ đi khám nếu tình trạng kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo sốt, không ăn, máu trong phân, sưng bụng, giảm cân, đau khi đi đại tiện.

 

5 cách nghĩ sai lầm về tiêm vaccine khiến nguy cơ dịch bùng phát

Thực tế vẫn còn có những cách nghĩ sai lầm về vaccine, nên một số cha mẹ đã không đưa con đi tiêm phòng đầy đủ. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến…
1. Cho rằng bệnh không còn xuất hiện nên không cần phải tiêm vaccine
Từ khi có vaccine ra đời, chương trình tiêm chủng được mở rộng, nên một số bệnh như quai bị, ho gà, bạch hầu… ít xuất hiện. Không ít người đã có “niềm tin” rằng các bệnh đó đã biến mất và chúng ta không cần tiêm chủng nữa.

Tuy nhiên, quan niệm các bệnh này đã biến mất là không đúng. Đơn cử như dịch sởi năm 2013-2014 đã bùng phát ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, hoặc như thời điểm này, tình hình dịch bạch hầu đang được cảnh báo ở mức đáng lo ngại.

Vaccine đã có vai trò lớn trong việc cắt giảm đáng kể tỷ lệ mắc một số bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng trong lịch sử, bao gồm cả uốn ván, bạch hầu, ho gà, rubella bẩm sinh, bệnh sởi, quai bị và bệnh bại liệt. Nhưng nếu chúng ta lơ là cảnh giác và bỏ qua tiêm vaccine, thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là hoàn toàn có thể.


Trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine phòng bệnh.

2. Tiêm vaccine là nguyên nhân gây bệnh tự kỷ
Lầm tưởng này là một trong những lý do rất phổ biến chống lại tiêm chủng. Lý do này xuất phát từ năm 1998 sau khi một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet bởi Andrew Wakefield và cộng sự. Trong bài viết này, Wakefield cho thấy mối liên quan giữa vaccine bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR) và bệnh tự kỷ. Chỉ dựa trên 8 trường hợp có nghi ngờ mà đã dấy lên mối lo ngại đáng kể về tính an toàn của vaccine.

Sau đó, các nghiên cứu dịch tễ học đầy đủ đã được thực hiện để đánh giá mối liên hệ giữa việc sử dụng vaccine và bệnh tự kỷ. Nghiên cứu đoàn hệ (1.256.407 trẻ em) và các nghiên cứu kiểm soát (9.920 trẻ em) về mối tương quan giữa vaccine và sự phát triển của bệnh tự kỷ đã chứng minh không có sự liên quan nào được tìm thấy giữa vaccine MMR và bệnh tự kỷ.

Tác giả chính của nghiên cứu này là Andrew Wakefield đã bị thu hồi giấy phép hành nghề y tại Anh bởi Hội đồng y tế chung (General Medical Council) do hành vi sai trái nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp.

Mặc dù sự liên quan giữa tiêm vaccine và bệnh tự kỷ đã được bác bỏ, nhưng hậu quả của nó để lại không nhỏ. Đến nay vẫn còn những quan niệm và lo ngại về tác dụng phụ của vaccine. Từ đó dẫn đến xuất hiện các hội nhóm anti vaccine và có thể khiến nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm vốn dĩ có khả năng phòng ngừa được.

3. Tiêm vaccine là nguyên nhân gây bệnh tự miễn
Mặc dù nguyên nhân gây bệnh của các bệnh tự miễn chưa rõ ràng, nhưng phải kể đến vai trò của một số yếu tố bao gồm: Yếu tố di truyền, yếu tố môi trường và các bệnh truyền nhiễm.

Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu để tìm xem liệu có mối liên hệ nào của vaccine với bệnh tự miễn hay không. Tuy nhiên, cho đến nay, không có bằng chứng khẳng định tiêm vaccine là nguyên nhân gây bệnh tự miễn.

Hầu hết các số liệu thể hiện sự liên quan giữa vaccine và tự miễn dịch đến từ các trường hợp đơn lẻ, nghĩa là thiếu tính thuyết phục.

4. Cúm là một bệnh vô hại, vì vậy tiêm vaccine là không cần thiết
Mặc dù cúm mùa thường được coi là một bệnh nhẹ, nhưng bệnh cúm là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Virus cúm có 3 type A, B, C, trong đó cúm type A thường xuyên có sự biến đổi và tạo thành các chủng virus có độc lực cao. Sự lây truyền rộng rãi của virus cúm này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân. Với 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N, virus cúm A có thể có nhiều loại phân type cúm (có thể tới 144 loại), ví dụ như: H1N1, H5N1, H7N9…

Cúm có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả viêm phổi nặng và các biến chứng nặng ngoài hô hấp, chẳng hạn như bệnh não và viêm cơ tim. Ngoài ra, một số lượng đáng kể các ca tử vong liên quan đến các biến chứng tim mạch và phổi thường song hành với các dịch cúm. Bên cạnh đó, bệnh cúm còn kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng khác đối với cộng đồng: Nghỉ học, nghỉ làm việc hàng loạt, giảm năng suất lao động và gây tổn thất lớn về mặt kinh tế và làm trầm trọng sự quá tải của các cơ sở chăm sóc y tế.

Do đó, với các đối tượng: Người già, trẻ em, người mắc bệnh hen COPD, đái tháo đường, tim mạch, suy giảm miễn dịch, bệnh thận, phụ nữ mang thai, nhân viên y tế… có nguy cơ mắc cúm và các biến chứng liên quan đến cúm, thì việc tiêm phòng cúm được khuyến khích.

 

5. Phụ nữ có thai không được tiêm vaccine

Do lo ngại tiêm vaccine sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và em bé sau khi được sinh ra, nên rất nhiều phụ nữ mang thai e ngại tiêm vaccine. Nhưng sự thật là hầu hết các loại vaccine không chỉ an toàn mà còn được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Hai loại vaccine đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có thai là: Vaccine 3 trong 1 Tdap (uốn ván, bạch hầu, ho gà) được khuyến cáo tiêm vào giữa tuần thứ 27 và 36 khi mang thai và vaccine cúm. Uốn ván, ho gà và cúm là những bệnh có hậu quả nghiêm trọng cho trẻ và/hoặc mẹ trong khi hoàn toàn có thể được phòng ngừa thông qua tiêm chủng. Việc tiêm vaccine ho gà khi mang thai cung cấp sự bảo vệ đáng kể cho trẻ sơ sinh chống lại căn bệnh này.

Chỉ các loại vaccine chứa virus sống đã được làm giảm độc lực, chẳng hạn như các loại vaccine thủy đậu – zona (VZV) và rubella (MMR), được khuyến cáo không nên dùng 1 tháng trước hoặc trong khi mang thai, do những nguy cơ tiềm ẩn lây truyền của virus đối với thai nhi. Hiện nay các vaccine chứa virus sống vẫn tiếp tục chống chỉ định trong thai kỳ.

🛑 KHOA TIÊM NGỪA VẮC XIN  – sunwin tai xỉu 🛑
👩‍⚕️ Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” , Khoa tiêm ngừa vắc xin – sunwin tai xỉu được thành lập từ năm 2018 nhằm cung cấp dịch vụ tiêm ngừa vắc xin chất lượng cao dành cho người dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
👆 Có sẵn các loại vắc xin dịch vụ như: Vắc xin 6 trong 1 ,, CẦU 13 , Gan B, MÙA….
👆 Đội ngũ Y Bác Sĩ Chuyên Khoa thân thiện nhiệt tình.
👆 Tuân thủ nghiêm ngặt Quy trình tiêm ngừa và bảo quản vắc xin theo chuẩn của Bộ Y Tế
👆 Nhắc lịch tiêm MIỄN PHÍ qua điện thoại di động.
🇻🇳️HÃY CÙNG sunwin tai xỉu BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA GIA ĐÌNH BẠN
📬 Giờ làm việc KHOA TIÊM NGỪA:
+ Sáng từ 7h đến 10h30
+ Chiều từ 13h00 đến 16h30 kể cả ngày chủ nhật và ngày lễ🇻🇳

 

Hẹp bao quy đầu: Khi nào nên nong, khi nào nên cắt?

Trẻ khi mới sinh ra đa số bị hẹp bao quy đầu sinh lý, nhưng cùng với thời gian, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu mà không cần can thiệp. Nếu vệ sinh chăm sóc cơ quan sinh dục hàng ngày tốt thì trẻ sẽ có thể tự hết hẹp, dương vật tự nong rộng bao quy đầu.

1. Hẹp bao quy đầu là gì?

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng dương vật không kéo xuống được ngay cả khi cương cứng (phần bao quy đầu không tuột khỏi phần quy đầu), chỉ bộc lộ một lỗ tiểu nhỏ khiến đi tiểu khó khăn, nước tiểu dễ bị bám, rơi rớt vào các khe kẽ của bao quy đầu gây viêm nhiễm dương vật.

Phần lớn trẻ em nam sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu, khi lớn lên quy đầu sẽ tự tuột ra. Trường hợp da quy đầu không tự tuột ra, sẽ cần phẫu thuật cắt bao quy đầu. Chú ý nong bao quy đầu của trẻ xuống lúc tắm từ khi trẻ còn nhỏ, nếu đến trên 10 tuổi mà quy đầu vẫn chưa xuống thì phải phẫu thuật.

2. Khi nào nên nong bao quy đầu cho trẻ

Cắt bao quy đầu trẻ em
Chú ý nong bao quy đầu của trẻ xuống lúc tắm từ khi trẻ còn nhỏ

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, với bé trai dưới 4 tuổi, không nên cố gắng nong bao quy đầu vì có thể gây dính và sẹo xơ dẫn tới hẹp bao quy đầu thứ phát. Với bé trai có các biểu hiện bất thường như tiểu khó hoặc da quy đầu thường viêm nhiễm tấy đỏ, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và xử lý kịp thời.

Việc nong tách bao quy đầu là không cần thiết nếu trẻ không bị viêm dính bao quy đầu mà còn gây tổn thương bộ phận sinh dục ngoài. Về lâu dài có thể dẫn tới tình trạng rối loạn cương, khó cương cứng vì khi các mạch máu đã bị tổn thương lúc nhỏ.

Ngoài ra, không nên nong khi trẻ còn quá nhỏ, vì lúc đó dương vật của trẻ chưa phát triển đầy đủ, khó xác định có hẹp hay thừa bao quy đầu hay không. Thường trẻ chỉ được xác định chính xác khi đến tuổi vị thành niên, lúc đó dương vật đã phát triển tương đối hoàn thiện và có nhu cầu tình dục.

Có nhiều người đưa con đi nong ngay khi trẻ mới vài tháng tuổi mà không biết tác hại của việc làm này. Nếu nong sớm, dương vật có thể bị xước, đau và gây ra tâm lý hoảng sợ cho trẻ.

3. Nong bao quy đầu đúng cách

Đối với trẻ bị hẹp bao quy đầu, việc nong bao quy đầu đúng cách là cả một quá trình liên tục. Cha mẹ có thể tự thực hiện bằng cách kéo căng da quy đầu bằng tay mỗi ngày.

Việc nong bao quy đầu nên thực hiện khi da bao quy đầu ở trạng thái mềm mại, có thể di động dễ dàng. Để giảm ma sát và giảm đau phụ huynh nên kết hợp bôi thuốc mỡ chứa steroid lên bao quy đầu. Theo đó, nhẹ nhàng kéo da quy đầu về phía trước vài lần, rồi nhẹ nhàng kéo ngược lại về phía sau sao cho không gây đau cho bé. KH kéo nên giữ nguyên tư thế kéo được trong vài phút, lặp lại động tác này vài lần mỗi ngày.

Bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu được làm bài tập này khi đang ngâm mình trong nước.

Nếu không nong đúng cách, bé sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi đi tiểu, bao quy đầu lại hẹp trở lại. Ngoài ra, các can thiệp ngoại khoa cũng có thể dẫn tới các biến chứng như chảy máu, phù nề, nhiễm trùng, tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo ngay sau mổ.

Vì vậy, trước khi quyết định có nong hoặc cắt bao quy đầu cho trẻ thì cần phải đến cơ sở chuyên khoa để được khám và chọn giải pháp điều trị.

4. Khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ

Cắt bao quy đầu trẻ em
Nếu đến trên 10 tuổi mà quy đầu của trẻ vẫn chưa xuống thì phải phẫu thuật cắt bao quy đầu

Khi trẻ đến khám bác sĩ thường sẽ cho chỉ định nong bao quy đầu trước. Nếu hẹp bao quy đầu có thể điều trị thành công bằng nong bao quy đầu thì không cần cắt bao quy đầu cho trẻ. Trường hợp ngược lại, nong thất bại thì cần can thiệp ngoại khoa để cắt bao quy đầu.

🛑CẮT BAO QUY ĐẦU BẰNG CÔNG NGHỆ STAPLER SURKON TẠI PKĐK BÌNH AN🛑

  • Hiện nay, kỹ thuật cắt bao quy đầu bằng Kỹ thuật Surkon đang được áp dụng chính là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới
  •  Ưu điểm cắt bao quy đầu bằng kỹ thuật Surkon:
🎯 Tính thẩm mỹ cao:
Phương pháp cắt da quy đầu bằng kỹ thuật Surkon vết mổ được khâu bằng máy diễn ra cùng với thời điểm cắt. Chỉ khâu vết thương sử dụng để cầm máu và cố định vết cắt.
Với dụng cụ chuyên biệt, vết cắt được xác định đúng vị trí thích hợp nhất. Do đó sẽ tránh để lại sẹo xấu, dương vật cũng được đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
🎯 Thời gian phẫu thuật cắt bao quy đầu được rút ngắn
Hiện nay, phương pháp cắt bao quy đầu bằng kỹ thuật Surkon đã rút ngắn thời gian chỉ còn dưới 10 phút.
🎯 Hạn chế chảy máu
Lượng máu mất đi trong khi thực hiện phương pháp cắt bao quy đầu bằng máy surkon là rất ít chỉ bằng 1/10 so với các phương pháp truyền thống.
🎯 Tránh lây nhiễm các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm qua máu
Đây là loại máy chỉ sử dụng duy nhất 1 lần cho 1 bệnh nhân. Vì thế, độ an toàn rất là cao. Phòng tránh được các bệnh truyền nhiễm trong quá trình thực hiện thủ thuật.
🎯 Phục hồi nhanh, ít biến chứng
Thời gian phẫu thuật nhanh, không cần nằm viện, bệnh nhân phục hổi nhanh chóng. Sử dụng máy móc nên tính chính xác cao, chảy ít máu. Do đó hạn chế tối đa việc nhiễm trùng, biến chứng sau phẫu thuật
❤️Hiện nay sunwin tai xỉu triển khai dịch vụ cắt bao quy đầu bằng kỹ thuật Surkon ( công nghệ STAPLER )
✔️ Bác sĩ Chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm phụ trách
✔️ Giá thành phù hợp ( có hỗ trợ giá cho bệnh nhân sử dụng thẻ BHYT )
✔️ Tư vấn, thăm khám tận tình trước và sau khi phẫu thuật.
👉 TƯ VẤN VÀ ĐĂNG KÝ tại Fanpage sunwin tai xỉu hoặc qua HOTLINE 1900.9294

Nguy cơ mù mắt do tự chữa đau mắt đỏ

Nhiều người mắc đau mắt đỏ ngại đến bệnh viện, tự xin đơn thuốc điều trị tại khiến bệnh trở nặng, thậm chí nguy cơ mù lòa.

Thấy con gái 4 tuổi bị đau mắt đỏ, chị Chi, 27 tuổi, ở An phú, Thuận an, gọi điện cầu cứu người bạn thân xin đơn thuốc vì trước đó con của người bạn này cũng nhiễm bệnh. Đơn thuốc ghi một loại thuốc kháng sinh và một loại nước mắt nhân tạo, kèm hướng dẫn cách chăm sóc.

“Sáng nay thấy mắt con hơi đỏ, nghĩ con chớm bệnh nên chưa muốn đưa đi khám. Giờ này vào bệnh viện chỗ nào cũng đông bệnh nhân, trước mắt tôi tự nhỏ thuốc cho con, nếu không đỡ mới đi viện”, chị Chi chia sẻ.

Ba ngày sau, chị cho con đến khám vì tình trạng ngày càng nặng, hai mắt trẻ sưng vù, đau nhức, bác sĩ kết luận võng mạc bệnh nhi bị trầy xước – một biến chứng của đau mắt đỏ, nếu không chữa trị kịp thời nguy cơ giảm thị lực.

Còn con trai 7 tuổi của chị Lan ở Tân Uyên bị đau mắt đỏ lần thứ 2 trong mùa dịch năm nay. Hai tháng trước, chị ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc nhỏ mắt cho con, sau vài ngày thì khỏi. Lần tái mắc này, chị cũng dùng đơn thuốc cũ nhưng không có tác dụng, mắt trẻ vẫn đỏ ngầu.

“Nay đã là ngày thứ 3 rồi mà mắt con vẫn đỏ và sưng hơn. Sợ quá, tôi đưa bé đến cơ sở tế khám, bác sĩ kết luận bị viêm kết mạc nặng, có giả mạc, không bóc giả mạc thì thuốc ngấm được”, người mẹ nói.

Dịch viêm kết mạc cấp, hay còn gọi là đau mắt đỏ, hiện diễn biến khá phức tạp với số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt rất đông, trong đó nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi và bệnh đã chuyển biến nặng. Khoa Mắt – Phòng khám đa khoa Bình an đã tiếp nhận hơn 1000 ca viêm kết mạc cấp trong 4 tuần gần đây, trong có 10-20% trẻ gặp biến chứng nặng như có giả mạc cần bóc, bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc).

Trẻ trở nặng xuất phát một phần từ tâm lý chủ quan của phụ huynh, như không đi khám ngay khi con đau mắt, tự xin đơn thuốc hoặc ra nhà thuốc xin tư vấn của người bán.

Bệnh đau mắt đỏ có thời gian ủ bệnh 5-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Tùy vào mức độ của bệnh, nguyên nhân cũng như khả năng đáp ứng với thuốc mà quá trình điều trị có thể từ vài ngày đến vài tuần.

Nhiều trường hợp nhập viện thời điểm này bị nặng, có tình trạng giả mạc do virus adenovirus gây ra. Bác sĩ khuyến cáo :

  • Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho loại virus này. Việc kê kháng sinh là để hạn chế và phòng ngừa khả năng bội nhiễm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí mù lòa
  • Bên cạnh đó, việc tra thuốc mắt đối với trẻ không dễ dàng nếu các em không hợp tác. Thuốc có thể theo nước mắt ra ngoài. Vì vậy, cần có phương pháp tra thuốc như tận dụng thời gian trẻ ngủ để thuốc thấm vào bên trong.
  • Cách tốt nhất là đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu đau mắt đỏ, tuyệt đối không được tự ý xin đơn thuốc của người khác. Thông báo với bác sĩ nếu trẻ không hợp tác khi tra thuốc hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường của bệnh để có phương án điều trị hiệu quả
  • Phụ huynh nên tra thuốc vào các thời điểm trẻ ngủ, khoảng 5h sáng, giờ ngủ trưa (sau khi ngủ và chuẩn bị thức), buổi tối (sau khi ngủ). Thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý, dùng bông sạch lấy hết tiết tố ở mắt. Khử khuẩn, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng sau khi đến chỗ đông người.
  • Trẻ bị đau mắt đỏ phải được cách ly tại nhà, sử dụng đồ vệ sinh cá nhân riêng. Chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý để tăng cường sức đề kháng, chống lại virus xâm nhập. Trường hợp đau mắt đỏ nặng có giả mạc hoặc biến chứng trên giác mạc phải được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ đau mắt đỏ tại nhà

Chăm sóc trẻ đau mắt đỏ tại nhà là một hành động rất đỗi nhân văn và mang tính xã hội cao của các mẹ có con nhỏ. Vì trẻ nhỏ trong độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo rất dễ bị lây và lây bệnh đau mắt đỏ cho các bạn học khác. Thế nhưng các mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ như thế nào để đạt được hiệu quả như mong muốn chưa?

1. Vì sao đau mắt có thể khởi phát thành dịch bệnh?

Bệnh đau mắt đỏ là tên gọi trong dân gian để chỉ bệnh viêm kết mạc theo thuật ngữ y học. Bệnh đau mắt đỏ xảy ra khi lớp màng mỏng bao quanh mắt (kết mạc) bị viêm nhiễm do chấn thương, đeo kính áp tròng, do nhiễm các tác nhân gây bệnh như: Nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus,…

Adenovirus được biết đến như là một kẻ đầu sỏ gây viêm kết mạc và bệnh dễ dàng chuyển biến thành dịch do virus này lây lan một cách nhanh chóng qua đường tiếp xúc. Trẻ có thể bị đau mắt đỏ khi tiếp xúc với bạn bè cùng lớp, hay người lớn xung quanh bị bệnh này. Virus lây lan khi trẻ dùng chung đồ chơi hoặc do trẻ cầm nắm những vật dụng bị dính dịch tiết có chứa virus gây bệnh.

2. Triệu chứng của đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ dễ dàng lây khi trẻ khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh hay vật dụng có dính nước mắt như khăn tắm, đồ chơi… Virus cũng có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua giọt bắn khi ho, hắt hơi.

 Những triệu chứng giúp mẹ nhận biết trẻ bị đau mắt đỏ:

– Mắt đỏ kèm theo đau nhức.

– Có ghèn có màu vàng làm dính 2 mí mắt khi trẻ thức dậy vào buổi sáng.

– Ngứa mắt.

– Chảy nước mắt liên tục.

– Sưng mi.

– Thị lực của trẻ giảm.

3. Mách mẹ cách chăm sóc trẻ đau mắt đỏ ngay tại nhà

Đau mắt đỏ làm trẻ đau và khó chịu do đó bé thường xuyên quấy khóc. Ba mẹ nên biết cách chăm bé một cách đúng đắn để giúp bé thoải mái hơn.

Vệ sinh mắt mỗi ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lí

– Mẹ nên dùng khăn ẩm lau sạch ghèn, rỉ mắt cho trẻ. Khăn dùng xong nên vứt hoặc giặt sạch, luộc bằng nước nóng nếu muốn sử dụng lại lần 2.

– Dùng nước muối sinh lí 0.9% nhỏ mắt cho trẻ khoảng 5-7 lần một ngày. Một lần nhỏ tầm 1-2 giọt.

– Tránh để đầu ống nhỏ va chạm vào mắt hay bất cứ dụng cụ nào. Nếu bẩn phải đổi cái khác ngay.

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh mắt cho trẻ

– Trước khi rửa mắt cho trẻ, mẹ cần rửa tay của mình sao cho sạch sẽ hết mức có thể.

– Chuẩn bị nước muối sinh lí, 2 miếng gạc vô khuẩn cho 2 mắt.

– Dùng nước muối sinh lí thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo một chiều từ trong ra ngoài đuôi mắt.

– Nếu trẻ chỉ bị đau mắt đỏ một bên mắt, mẹ nên áp dụng những cách sau để virus không có cơ hội lan sang mắt bên kia: Dùng 2 chai thuốc nhỏ mắt riêng biệt cho 2 mắt. Vệ sinh từng mắt một. Phải đảm bảo tay mẹ luôn trong trạng thái vô khuẩn giữa 2 lần làm vệ sinh.

Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Mẹ biết không, đau mắt đỏ hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, mọi phương pháp điều trị chỉ nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh. Do đó, cách chống lại bệnh tật mang ý nghĩa lâu dài và bền vững nhất chính là “mặc thêm áo giáp cho trẻ” bằng cách gia tăng, củng cố hệ miễn dịch. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng là điều vô cùng quan trọng. Theo cách đó, mẹ nên:

– Đối với trẻ còn bú sữa mẹ, mẹ nên cho trẻ bú càng nhiều càng tốt. Vì sữa mẹ không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào nhất và mà còn chứa cả kháng thể bảo vệ trẻ. Trong giai đoạn này, mẹ cũng cần phải tẩm bổ cho mình thật đầy đủ để nâng cao sức đề kháng của bản thân.

– Đối với trẻ lớn hơn: Mẹ cho bé ăn thật nhiều rau củ quả và những thực phẩm bồi bổ cho mắt như: Cá hồi, cà rốt, khoai lang, trái bơ…

– Vitamin và các khoáng chất có trong trái cây có vai trò chủ đạo giúp tăng sức đề kháng của trẻ. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn mỗi ngày.

Trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì?

Thức ăn là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ mau khỏi bệnh. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm mẹ không nên cho trẻ ăn, vì có thể làm bé khó chịu hoặc bệnh tình không thuyên giảm.

– Đồ cay nóng: Những loại thực phẩm, gia vị dùng hằng ngày có tính cay nóng như ớt, hành sẽ làm cho mắt trẻ nóng hơn, gây khó chịu cho trẻ.

– Đồ ăn có vị tanh: Vị tanh của cá, tôm sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho virus phát triển, làm cho bệnh trầm trọng hơn.

– Rau muống: Mẹ cho bé ăn nhiều rau xanh nhưng phải kiêng kỵ với rau muống. Chất nhựa có trong rau làm tăng cảm giác khó chịu đối với mắt.

– Đồ ăn có nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ: Thức ăn nhiều dầu mỡ không được khuyên dùng cho trẻ trong trường hợp bị đau mắt đỏ.

 

Cảnh báo dịch viêm kết mạc cấp do virus đang lây lan nhanh, diễn biến phức tạp

Chỉ trong 1 tháng trở lại đây, Khoa Mắt – PKĐK sunwin tai xỉu đã tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp.

Trong số các trường hợp nhập viện, có 10 – 20% trẻ gặp biến chứng nặng như: Có giả mạc cần bóc, bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc).

Bệnh viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt), bệnh thường xuất hiện vào mùa Xuân – Hè, dễ lây lan thành dịch.

Triệu chứng viêm kết mạc cấp

Bệnh thường khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh – vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn). Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt…

Đặc biệt, ở trẻ em, bệnh có thể xuất hiện giả mạc (là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc), viêm giác mạc chấm nông.

Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của trẻ.

Nguyên nhân viêm kết mạc

Dịch viêm kết mạc thường do virus gây ra, 80% là Adenovirus, ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân khác như virus Herpes, Thủy đậu, Poxvirus… Trẻ lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh…)

Để phòng tránh sự lây lan của bệnh, cần:

Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay.

Nếu mắt chảy nhiều nước mắt, có nhiều ghèn rỉ mắt thì sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế (sử dụng 1 lần) để vệ sinh, sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh tạo thành nguồn lây cho gia đình và người xung quanh, sát khuẩn tay sau khi vệ sinh mắt.

Không sử dụng kính áp tròng khi đang bị viêm kết mạc.

Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như : đồ ăn – uống, chậu – khăn rửa mặt, chăn, gối ngủ.

Đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi…

Vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt.

Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người.

Đặc biệt, khi trẻ có các triệu chứng bệnh như đỏ mắt, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ ghèn cần cho đến các cơ sở khám mắt để được điều trị và xử lý biến chứng kịp thời.

Viêm phế quản cấp ở trẻ em

Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém dễ bị viêm phế quản cấp trong thời điểm giao mùa.

Vào thời điểm giao mùa, số lượng bệnh nhi đến thăm khám tại PKĐK sunwin tai xỉu tăng gấp 1,5 lần so với ngày thường. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hàng chục trẻ nhỏ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó nhiều bé mắc viêm phế quản cấp.

BS.CKI Vũ Hoàng Minh Hải,Trưởng khoa Nhi, PKĐK sunwin tai xỉu , cho biết, các bệnh về hô hấp ở trẻ nhỏ, trong đó có bệnh viêm phế quản thường gia tăng vào thời điểm giao mùa, bởi thời tiết thay đổi thất thường là yếu tố thuận lợi cho các loại virus phát triển và gây bệnh.

Ngoài ra, môi trường ô nhiễm cũng là một yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ mắc viêm phế quản ở trẻ em. Nếu cơn sốt không thuyên giảm, trẻ có biểu hiện nằm li bì mệt mỏi, khó thở, không ăn uống thì cần phải đưa trẻ đến khám càng sớm càng tốt. “Rất nhiều bố mẹ vì chủ quan, tự ý điều trị cho trẻ bằng kháng sinh ở nhà dẫn đến những hậu quả đáng tiếc”, bác sĩ Hải cho biết.

Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có những dấu hiệu đặc trưng của viêm phế quản như khó thở, nằm li bì, mệt mỏi, không ăn uống... Ảnh: Shutterstock.

Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có những dấu hiệu đặc trưng của viêm phế quản như khó thở, nằm li bì, mệt mỏi, không ăn uống… Ảnh: Shutterstock.

Theo bác sĩ Hải, viêm phế quản cấp là hội chứng lâm sàng gây ra do tình trạng viêm cấp của khí quản và các phế quản lớn. Tác nhân gây viêm phế quản thường gặp nhất là virus. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đối tượng thường mắc phải là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt trẻ nhỏ dưới một tuổi là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này khi thời tiết chuyển lạnh. Bệnh có thể xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi trẻ mắc một căn bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, ho gà, sởi… Do đó, phụ huynh cần tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ trẻ trước các căn bệnh nhiễm khuẩn đe dọa.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Virus là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Hệ miễn dịch ở trẻ em còn yếu và chưa hoàn thiện, khi bị các loại virus như Adenovirus type 1-7, Enterovirus, Parainfluenzae, Influenzae A và B; các loại virus hợp bào hô hấp (RSV), Rhinovirus, Human Bocavirus, Herpes Simplex Virus; vi trùng như S Pneumoniae, M catarrhalis, H Influenzae, Chlamydia Pneumoniae, Mycoplasma Species… tấn công sẽ khiến trẻ dễ bị viêm phế quản. Thậm chí, sau khi trẻ mắc các bệnh lý tai – mũi – họng thì những virus, vi khuẩn này lại càng hoạt động và tấn công tích cực.

Các yếu tố khiến trẻ bị viêm phế quản tái phát nhiều lần gồm cơ địa dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh xơ nang, suy giảm miễn dịch, môi trường sống có nhiều khói bụi…

Viêm phế quản ở trẻ em nếu được can thiệp kịp thời và đúng cách có thể điều trị dứt điểm.

Viêm phế quản là một trong những bệnh về đường hô hấp dễ gặp nhất ở trẻ trong thời điểm giao mùa. Trẻ bị viêm phế quản sẽ có các triệu chứng gồm: sổ mũi hay nghẹt mũi, có thể kèm theo khò khè, khó thở; ho khan hay ho có đờm, cơn ho có thể xuất hiện nhiều hơn lúc về đêm hoặc sáng sớm; sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C; mệt mỏi, đau cơ, nôn ói, bú kém, đau ngực (ở trẻ lớn).

Bác sĩ Hải khuyến cáo, mẹ nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt nếu thấy trẻ mắc phải những triệu chứng như: tím tái, khó thở; thở nhanh, có hiện tượng thở co lõm ngực; sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng với cách dùng thuốc hạ sốt; bỏ bú, li bì, khó đánh thức.

Cách điều trị

Nếu được điều trị đúng cách, bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể trị dứt điểm. Trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ. Phương pháp tốt nhất để trị bệnh là làm long đờm và cho trẻ ăn uống đầy đủ. Chăm sóc đúng cách, bệnh có thể tự khỏi sau vài ba ngày.

Đối với viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, bé còn bú nên mẹ nên tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn. Trường hợp trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, mẹ cần cung cấp nhiều nước cho trẻ. Giữ ấm cho trẻ và vệ sinh tai mũi họng của trẻ thường xuyên bằng những dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

Với những trẻ bị sốt, mẹ không nên ủ ấm trẻ quá kỹ. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát. Mẹ có thể chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao, mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường hoặc cơn sốt không giảm, tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc viêm phế quản

Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết là một trong những cách giúp trẻ mau hồi phục. Bởi khi bị mắc viêm phế quản, cơ thể của trẻ dễ bị mất nước và mệt mỏi. Bố mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, các loại củ quả giàu chất chống oxy hóa như: dâu tây, cà rốt, rau chân vịt… Những loại rau, hoa quả tươi này giúp bổ sung vitamin A, C, E tốt cho trẻ bị viêm phế quản hoặc khó thở.

Trong các bữa ăn của trẻ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như: đậu phụ, trứng gà, bột mì, ngũ cốc hoặc gạo. Nên cho trẻ uống thêm sữa bò, sữa đậu nành hoặc các chế phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp, sữa chua cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Trẻ mắc viêm phế quản thường bị đau họng, mệt mỏi nên rất dễ chán ăn. Do đó, mẹ nên chế biến thức ăn thành dạng lỏng như cháo hoặc súp để trẻ dễ nuốt. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ khác nhau, không nên ép trẻ ăn quá nhiều một lúc, vì cơ thể mệt mỏi, chán ăn sẽ khiến trẻ không ăn được nhiều và dễ bị nôn ói.

Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây bởi khi bị viêm phế quản cơ thể rất dễ bị mất nước. Đây còn là cách giúp đào thải độc tố và làm giảm tình trạng khô họng hoặc sốt cao ở trẻ.

Bên cạnh đó, khi trẻ bị viêm phế quản, bố mẹ cần cho trẻ kiêng các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ; thức ăn ngọt, nhiều đường (bánh, kẹo); nước có gas; đồ ăn, thức uống lạnh.

Bố mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để trẻ nhanh hồi phục. Ảnh: Shutterstock.

Bố mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để trẻ nhanh hồi phục. Ảnh: Shutterstock.

Cách phòng bệnh

Bác sĩ Minh Hải cho biết, viêm phế quản là bệnh lý có khả năng lây lan mạnh thông qua hai con đường: trực tiếp và gián tiếp.

Tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm phế quản qua con đường giao tiếp gần, người bệnh ho, hắt hơi… rất dễ lây nhiễm virus cho người đối diện.

Lây lan gián tiếp là hiện tượng người lây lan thông qua việc sử dụng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân như khăn mặt, bát, thìa, đũa, cốc chén… với người bệnh. Virus có thể tồn tại, sống vài giờ trên các vật dụng đó và làm tăng nguy cơ lây bệnh giữa các thành viên trong gia đình, bao gồm cả trẻ nhỏ.

Vì thế, mẹ nên rèn cho bé thói quen rửa tay thường xuyên. Ăn uống hợp vệ sinh, tránh nơi nhiễm khuẩn và khói bụi. Không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với những người đang nhiễm bệnh hoặc những người hay hút thuốc.

Để phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ, bố mẹ cần chú ý tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Bên cạnh đó, nên thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nơi ở; giữ tay, chân bé và người trực tiếp chăm sóc bé luôn sạch sẽ.

Hạn chế cho bé ra ngoài nơi công cộng vào thời điểm giao mùa hay tiếp xúc với người có triệu chứng ho, sổ mũi; trẻ ra đường phải được đeo khẩu trang kỹ lưỡng, khi về nhà cần vệ sinh tay chân sạch sẽ.

Cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường bổ sung thêm rau xanh, hoa quả và các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ để phòng tránh nguy cơ mắc một số bệnh lý.

6 bệnh lý khiến trẻ nôn,ói

Trẻ bị nôn kèm theo triệu chứng khác như đau đầu, sốt có thể do ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa…; cần được đưa đến bệnh viện thăm khám.

Trẻ bị nôn do virus gây ra chỉ kéo dài vài ngày và có thể điều trị, chăm sóc tại nhà. Bên cạnh đó, một số bệnh lý có thể khiến trẻ xuất hiện tình trạng nôn.

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm niêm mạc tại đường ruột, gây nôn, tiêu chảy, sốt và đau bụng. Thông thường trẻ mắc bệnh do virus hoặc vi khuẩn. Virus rota là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh ở trẻ nhỏ. Trẻ lớn hơn có nhiều khả năng bị viêm dạ dày ruột do norovirus.

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm phổ biến ở trẻ nhỏ, triệu chứng bao gồm: buồn nôn, nôn, co giật hoặc khó thở. Các triệu chứng tuy tương tự viêm dạ dày ruột nhưng thường nghiêm trọng hơn, cần đảm bảo bù nước và thăm khám sớm, điều trị kịp thời.

Trẻ bị nôn kèm các triệu chứng bất thường, cha mẹ nên đưa con nhập viện thăm khám để điều trị kịp thời. Ảnh: Freepik

Trẻ bị nôn kèm các triệu chứng bất thường, cha mẹ nên đưa con nhập viện thăm khám để điều trị kịp thời. Ảnh: Freepik

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nôn có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, cáu kỉnh, đau khi đi tiểu, tiểu ít hơn bình thường và nước tiểu có mùi hôi.

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa gây đau xung quanh rốn, sau đó, di chuyển xuống phía dưới bên phải của bụng. Trẻ bị viêm ruột thừa có thể bị đau bụng dữ dội, chán ăn, nôn mửa, cảm thấy khó chịu khi ngồi thẳng hoặc đứng lên. Khi có các biểu hiện này, bé cần đến bệnh viện sớm, tránh để ruột thừa bị vỡ dẫn đến nhiễm trùng đe dọa tính mạng.

Viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng, sưng màng bao phủ não và tủy sống, thường do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Bệnh gây ra các triệu chứng như nôn, sốt, nhức đầu, cứng cổ, sợ ánh sáng. Trẻ có thể bị phát ban da với các đốm nhỏ màu đỏ hoặc tím không chuyển sang màu trắng khi ấn vào.

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra khi trẻ ăn một loại thực phẩm mới. Trong đó, trẻ 3-5 tuổi thường bị dị ứng sữa bò. Triệu chứng thường gặp là phát ban, nôn mửa và tiêu chảy, sưng môi, mặt, mắt và đau bụng xuất hiện từ vài phút đến 2 giờ sau khi uống sữa. Khi trẻ có các biểu hiện như khó thở, sưng cổ họng, thở khò khè…, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện.

Trẻ nôn nhiều sẽ gây ra tình trạng mất chất lỏng và không đủ chất điện giải (muối), giúp cơ thể hoạt động bình thường. Cha mẹ cần cho con uống nước chanh, nước ép trái cây không có bã sau khi ngừng nôn trong 30-60 phút. Điều này giúp dạ dày có thời gian nghỉ ngơi.

Với trẻ nhỏ, mẹ có thể cho con bú thường xuyên hơn khi nôn trớ. Mẹ không nên ép trẻ uống hoặc đánh thức cho uống nếu trẻ đang ngủ. Cha mẹ không cho con uống các loại sữa cho đến khi hết nôn trong 8 giờ.

Gia đình cần đưa trẻ nhập viện nếu nôn liên tục kèm theo dấu hiệu như: chất nôn có màu xanh sáng hoặc có máu, đốm sẫm màu trông giống bã cà phê, nước tiểu sẫm màu, không có nước mắt khi khóc, miệng khô hoặc dính, thở khó hoặc nhanh, đôi mắt trũng sâu, khó đánh thức khi ngủ, bị đau đầu cứng cổ đau họng.

Trường hợp sau khoảng 6-8 giờ trẻ uống chất lỏng trong suốt (nước lọc, nước điện giải…) và không còn nôn nữa, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn. Thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, bánh quy giòn hoặc bánh mì sẽ dễ tiêu hóa hơn. Đồ ăn nhiều đường, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn màu đỏ cần hạn chế.